Chuyển giao công nghệ của viện, trường cho doanh nghiệp còn hạn chế

Phạm Phương 07/12/2018 17:10

Tại sao các kết quả nghiên cứu của trường đại học, viện nghiên cứu được đánh giá là tốt, quốc tế thừa nhận nhưng kết quả thực tiễn lại chưa xứng tiềm năng.

Ở Việt Nam tình trạng đăng ký bảo hộ quyền SHTT của các viện, trường còn chiếm tỷ lệ thấp so với kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và đặc biệt so với lượng đơn Cục SHTT (Bộ KH - CN) nhận được dù đang có chiều hướng tích cực hơn. Đơn cử, năm 2015, số lượng đăng ký sáng chế của các viện/trường chỉ chiếm ¼ so với tổng số đơn của các nhà sáng chế Việt Nam. Nhưng đến năm 2017 tăng lên trên 30%, sự gia tăng số đơn cho thấy nhận thức của các Viện, trường được nâng cao. 

viện/trường chưa có một tổ chức có chức năng về SHTT

Tại nhiều viện/trường vẫn chưa có một tổ chức có chức năng về Sở hữu trí tuệ

Một " điểm nghẽn " của viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam là gần như chưa cụ thể hóa các kết quả, chưa biến các sáng chế thành tài sản vì chưa thực sự coi trọng quyền sở hữu trí tuệ ( SHTT). Hiện trạng này thể hiện thông qua số lượng đăng ký sáng chế hàng năm ở Cục SHTT với hơn 200-300 đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam, điều đáng nói ở dây, các sáng chế gia tăng chủ yếu ở khu vực tư nhân và các chủ thể khác.

Tại hội thảo “Tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu, trường đại học” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức, các chuyên gia, doanh nghiệp vừa qua đã đưa ra: Các trường đại học, viện nghiên cứu đăng gặp khó khăn và thiếu kinh nghiệm với một hợp đồng nghiên cứu, đồng nghiên cứu cùng với doanh nghiệp nên các lập các điều khoản về SHTT như thế nào…và gần như bỏ qua điều khoản này. Nói chính xác là các cơ sở nghiên cứu khoa học nói chung, các viện nghiên cứu, trường đại học chưa quen với cách bảo hộ tài sản, đưa tài sản trí tuệ trở nên "hữu hình" thông qua thương mại hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần xử lý hình sự với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Cần xử lý hình sự với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    06:30, 20/10/2018

  • Startup có nên né tránh đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

    Startup có nên né tránh đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

    12:56, 05/09/2018

  • Hà Tĩnh: Hơn 1.200 thương hiệu được xác lập quyền sở hữu trí tuệ

    Hà Tĩnh: Hơn 1.200 thương hiệu được xác lập quyền sở hữu trí tuệ

    06:00, 28/11/2018

  • Doanh nghiệp làm gì để bảo vệ hàng hóa trước tình trạng hàng giả, hàng nhái?

    Doanh nghiệp làm gì để bảo vệ hàng hóa trước tình trạng hàng giả, hàng nhái?

    20:00, 11/10/2018

Bên cạnh đó, một số hạn chế đã được đưa ra như: Phần lớn các viện, trường chưa có một chính sách riêng về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường. Thứ 2, mặc dù nhận thức về SHTT trong các viện, trường hai năm trở lại đây được gia tăng rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Nguyên nhân thứ 3 là do các viện, trường chưa có một tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học.

Theo lãnh đạo Cục SHTT trong thời gian tới sẽ nỗ lực hỗ trợ các viên nghiên cứu, trường đại học xây dựng tổ chức chuyên môn trong đơn vị có những nguồn nhân lực chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ để hỗ trợ các đơn vị tự mình có thể “tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong, viện nghiên cứu và trường Đại học”, nâng cao nhận thức về SHTT với các sản phẩm trí tuệ của mình trước khi chuyển giao cho doanh nghiệp. Và hiện nay, đã kết nối được mạng lưới gồm 30 trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ (TISC) trong các trường đại học, viện nghiên cứu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyển giao công nghệ của viện, trường cho doanh nghiệp còn hạn chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO