Chuyện về nghề “giám đốc” - Bài 1: Danh hão, tù thật

Diendandoanhnghiep.vn Từ lao động tự do bỗng dưng được gắn mác “giám đốc” với mức lương “kếch xù”, những vị “giám đốc thuê” hoàn toàn không biết hoạt động của công ty do mình đứng tên cho đến khi bị pháp luật "sờ gáy”…

hihihi

Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại VCB Tây Đô. Ảnh: CAND

Theo các chuyên gia, đặc điểm thường thấy của tội phạm kinh tế là để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn lập các công ty con, nhờ người thân đứng tên, hợp thức các hợp đồng kinh tế nhằm mục đích vay vốn ngân hàng. Phần lớn các công ty con chỉ mang danh nghĩa trên giấy tờ và chức danh giám đốc thực chất là “bù nhìn”. Những người được nhờ đứng tên giám đốc dễ dãi ký vào hợp đồng kinh tế, hồ sơ vay vốn bất chấp hậu quả khôn lường có thể xảy ra.

Mới đây, TAND TP Cần Thơ vừa đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại VCB Tây Đô đối với bị cáo Nguyễn Minh Chuyển (cựu giám đốc VCB Tây Đô) cùng 14 bị cáo khác.

Đáng chú ý, tại phiên tòa này, có nhiều người là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là giám đốc các công ty liên quan đến vụ án, khi được tòa hỏi thì đều trả lời “chỉ ký thôi”, còn lại không biết gì về hoạt động của công ty, không biết có nợ gì, tài sản thế chấp ra sao… Thậm chí có người nói tuy làm giám đốc nhưng không nhận lương giám đốc mà vẫn nhận lương công nhân như bình thường…

Hay như trong vụ đại án Phạm Công Danh gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) trước đây nhưng bài học để lại vẫn mang tính thời sự. Nhằm rút ruột hàng nghìn tỷ đồng ở VNCB, Phạm Công Danh và đồng phạm đã thông qua 14 pháp nhân công ty, trong đó có 12 công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh do các giám đốc “hờ”, là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên. 

Trong lời khai của các bị cáo đều thể hiện, những công ty này không hoạt động kinh doanh, không có nhân sự, không có bộ phận kế toán. Các công ty lập ra chỉ để lấy tư cách pháp nhân, có công ty chỉ có 1 nhân sự là giám đốc đứng tên để ký hồ sơ.

Một giám đốc “bù nhìn” khác bị bắt trong vụ nâng khống giá thiết bị tại Bệnh viện Bạch Mai gây bão dư luận năm 2021 mà không thể không nhắc đến. Đó là Ngô Thị Thu Huyền, SN 1983, ở Tây Tựu, Thượng Cát, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, Huyền xin vào làm tại Công ty Cp Thiết bị y tế BMS do Phạm Đức Tuấn làm Giám đốc. Sau một thời gian làm việc, Tuấn cho Huyền làm Phó Giám đốc để đi ký kết các hợp đồng.

Do cần các "sân sau" để phục vụ Công ty BMS kinh doanh thiết bị y tế, Tuấn tiếp tục thành lập một số công ty mới như Công ty Health Sciences, Công ty Cp Y tế kỹ thuật cao... và cho Huyền làm Giám đốc. Các công ty trên đều do Tuấn trực tiếp điều hành, Huyền không có tiền để góp cổ phần nhưng vẫn được 15% cổ phần. Công việc của Huyền và các nhân viên chỉ đơn giản là tiếp nhận báo giá hệ thống y tế, vật tư từ Công ty BMS (đại lý cấp 1) và xây dựng báo giá (đại lý cấp 2) gửi cho các đối tác theo chỉ đạo của Tuấn.

Cũng nhờ các "sân sau" này mà máy robot Rosa từ Pháp về sân bay Nội Bài, nguyên giá là hơn 7,4 tỉ đồng đã được "đội" lên thành 39 tỷ đồng. Chính vì giá máy tăng lên gấp 5-6 lần thực tế như vậy nên tiền phẫu thuật bằng robot Rosa cũng gấp gần 6 lần so với giá trị thực, từ hơn 6,6 triệu đồng/ca nhưng Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS thu 36 triệu đồng/ca, trong đó hơn 23 triệu đồng/ca là để khấu hao robot phẫu thuật, hưởng chênh lệch tới hơn 16,5 triệu đồng/ca. Từ tháng 4-2018 đến tháng 5-2020, Bệnh viện Bạch Mai đã thanh toán cho Công ty BMS tổng số tiền là hơn 16,7 tỷ đồng (cao hơn gấp đôi số tiền Công ty BMS nhập thiết bị).

>>BIDV kiến nghị về khoản thu hồi 2.550 tỷ đồng vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm

hihhi

Giám đốc "thuê" Nguyễn Việt Hà trong vụ án Phạm Công Danh. Ảnh: CAND

Thực tế, khi ra trước vành móng ngựa, đối diện hậu quả pháp lý, nhiều người biện minh do không hiểu biết pháp luật, làm theo chỉ đạo hoặc vì cả nể, tin tưởng người nhà đứng tên giám đốc. Về nguyên tắc, công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm nhưng buộc mọi người phải ý thức việc đang làm, nếu không dễ dàng trở thành đối tượng tiếp tay cho hành vi phạm pháp.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xung quanh câu chuyện này, luật gia Trần Hồng Tình – Trưởng văn phòng luật Nguyễn Thanh Bình cho biết, theo Luật Doanh nghiệp thì giám đốc công ty có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ký kết hợp đồng nhân danh công ty...

Tuy nhiên, theo luật gia Trần Hồng Tình, nếu công ty kinh doanh thua lỗ hay có hành vi trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép, thì với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty, giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm người đại diện theo pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự nếu có.

“Những người không hiểu biết pháp luật, không hiểu biết về kinh doanh và tình hình của công ty mình định làm giám đốc thuê thì không nên đứng tên, cho mượn giấy tờ để người khác thành lập công ty, bởi vì ham lợi nhỏ, ham danh hão có thể phải trả giá đắt trước pháp luật”, luật gia Trần Hồng Tình cảnh báo.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện về nghề “giám đốc” - Bài 1: Danh hão, tù thật tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713617830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713617830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10