Chuyện xây sân bay và quyết định hợp lý của Bộ GTVT

THANH BÌNH 17/06/2021 05:00

Những phản biện của các chuyên gia về đề xuất xây dựng sân bay của nhiều địa phương đã được lắng nghe.

Đề xuất xây sân bay của nhiều địa phương bị bác vì không đủ tiêu chí. Ảnh minh họa

Đề xuất xây sân bay của nhiều địa phương bị bác vì không đủ tiêu chí. Ảnh minh họa

Mới đây, Bộ Giao thông Vân tải (GTVT) đã hoàn thành dự thảo quyết định của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, Bộ đã bác đề nghị của 11 tỉnh về bổ sung sân bay cho địa phương gồm Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Nông, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Ninh Thuận. Động thái này của Bộ GTVT đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên gia và dư luận.

Khách quan mà nói, việc xây dựng sân bay có tác động kích thích du lịch, phát triến kinh tế, phục vụ công tác cứu nạn, quốc phòng, an ninh, tùy vào tính chất của từng vùng, từng địa phương. Do đó, cơ quan chức năng phải xem xét nhiều yếu tố để đưa sân bay vào quy hoạch hay không.

Tuy nhiên, khi một loạt địa phương đề xuất được xây dựng sân bay thì điều đó có khi lại mang “hiệu ứng ngược”, tạo thành cái gọi là “hội chứng sân bay”. Thức tế cho thấy, trước đó, nhiều địa phương cũng đã trình lên những đề xuất xây dựng sân bay rất bất hợp lý như: Trường hợp của Ninh Bình - Địa phương này đề xuất Bộ GTVT bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình, trong khi sân bay Nội Bài cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 120 km và cách sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) khoảng hơn 90 km.

Hoặc, Hà Tĩnh cũng muốn có sân bay trong khi đã có hai sân bay gần bên cạnh là sân bay Đồng Hới và Vinh, khoảng cách không quá xa (từ Hà Tĩnh tới Vinh là 70km và từ Hà Tĩnh tới Đồng Hới khoảng 150km). Tương tự, Quảng Trị cũng có một đề xuất như thế.,v..v.

Tại 11 tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch sân bay mới, điểm đánh giá không cao, không nằm trong 30 địa phương có tổng điểm cao nhất cả nước. (Ảnh: minh họa)

Tại 11 tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch sân bay mới, điểm đánh giá không cao, không nằm trong 30 địa phương có tổng điểm cao nhất cả nước. (Ảnh: minh họa)

Liên quan đến vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Đặng Đình Đào đã phải thốt lên rằng: “Những đề xuất xây dựng sân bay được đưa ra ngày càng vô lý khi khoảng cách giữa địa phương đề xuất với sân bay của "hàng xóm" chỉ chừng 100km, đi cao tốc còn nhanh hơn so với thời gian làm thủ tục lên, xuống máy bay”.

Cơ mà, đó mới chỉ là tiêu chí về cự ly, chưa tính đến các yếu tố khác, đặc biệt là hiệu quả kinh tế. Lo ngại về hiệu quả kinh tế là hiển nhiên, Bởi một thống kê của ngành giao thông cho thấy, cả nước chỉ có 6/23 sân bay kinh doanh có lãi (hoặc mới bắt đầu có lãi); 17 sân bay bị thua lỗ và phải lấy lợi nhuận các cảng có lãi bù qua để duy trì hoạt động.

Trong bối cảnh đó, các địa phương vẫn đua nhau xin làm sân bay, tình trạng trên đã đặt ra nhiều câu hỏi như: Phải chẳng đang có chuyện “con gà tức nhau tiếng gáy”? Mà “gáy” được thì lấy tiền đâu xây sân bay? Và làm sân bay với khoảng cách gần vậy thì ai sẽ bay?

Mặt khác, hiệu quả kinh tế cũng mới chỉ là một vấn đề. Nói vậy bởi thời gian gần đây có hiện tượng sốt đất theo dự án “ảo”. Nhiều đối tượng đầu cơ, môi giới đất đai đã rất “thính” khi chỉ cần có thông tin về dự án tác động tới sử dụng quỹ đất và phát triển kinh tế xã hội như cầu, cảng, sân bay thì giới đầu cơ sẽ nhảy vào.

Bằng chứng, nào những thông tin “sân bay Phan Thiết sắp khởi công” ở Bình Thuận; Sân bay Téc-ních ở Bình Phước; Nào là, tin đồn sẽ xây dựng sân bay Lai Hưng tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương… Về nguyên tắc không sai, vấn đề nằm ở chỗ, giới đầu cơ lợi dụng những thông tin dự án chưa rõ ràng để tạo ra các cơn sốt đất “ảo”. Điều này cũng khiến dư luận hết sức bức xúc, mất an ninh trật tự; Gây tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của địa phương có đề xuất dự án.

Có thể nói, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công đang gặp vấn đề (đặc biệt là cơ chế quan liêu như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ ra) và nó cần một quyết tâm chính trị rất cao. Thế nhưng nó không có nghĩa là những dự án bất hợp lý, thiếu tính khả thi sẽ được duyệt.

Trong vấn đề quy hoạch sân bay, quy hoạch đến năm 2023 cả nước sẽ có 28 sân bay, hiện số sân bay theo quy hoạch chưa được dùng hết thì việc bổ sung cần phải xem xét kỹ. Tức là, các cơ quan quản lý phải có câu trả lời rõ ràng với những dự án không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, khoảng cách thì có được phép đưa vào quy hoạch hay không?

Hay khi đề xuất làm sân bay hoặc cảng biển, cao tốc cũng vậy, cơ quan quản lý cũng phải trả lời rõ tiêu chuẩn cụ thể ra sao để có cơ sở khẳng định dự án đó có khả thi trong tương lai… Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu làm quy hoạch sai thì gây lãng phí vô cùng và tai hại cho đất nước.

Thế mới nói, việc Bộ GTVT bác đề nghị của 11 tỉnh về bổ sung sân bay là một quyết định hợp lý. Hoan nghênh quyết định của Bộ GTVT!

Có thể bạn quan tâm

  • Sốt đất ảo tại Bình Phước: Cò “thổi giá” từ sân bay… đến thị xã?

    17:00, 17/04/2021

  • Quảng Trị và nhà đầu tư đặt mục tiêu khởi công sân bay vào tháng 9-2021

    11:33, 12/04/2021

  • Chuyện sân bay Long Thành chậm tiến độ

    05:30, 14/04/2021

  • Quy hoạch sân bay thứ 2 vùng Thủ đô: Vị trí nào là khả thi?

    11:30, 27/03/2021

  • Hải Phòng: Có nên xây dựng sân bay Tiên Lãng?

    05:30, 18/03/2021

  • TP.HCM: Đề xuất xây dựng sân bay nhỏ ở Cần Giờ và TP.Thủ Đức

    13:22, 24/03/2021

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Bát nháo bất động sản “dựa hơi” sân bay

    05:00, 13/03/2021

  • Hải Phòng xin làm sân bay mới (Kỳ I): Hồi sinh dự án đã chết?

    14:20, 12/03/2021

  • “Loạn” đề xuất xây dựng sân bay

    04:30, 11/03/2021

  • Mạng lưới sân bay Việt Nam đến năm 2030 định hình ra sao?

    11:00, 04/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyện xây sân bay và quyết định hợp lý của Bộ GTVT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO