Cơ hội “bứt phá” với ngành hàng rau quả  

NGUYỄN VIỆT 13/03/2024 03:00

Thị trường Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả chế biến sẵn từ Việt Nam. Đây là cơ hội để chúng ta tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao giá trị lợi nhuận cho rau quả Việt.

>>Kỳ vọng sầu riêng Việt “bùng nổ” tại thị trường tỉ dân

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết về những tín hiệu khả quan đối với sản phẩm rau quả Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

và dự báo xuất khẩu quả sầu riêng Việt Nam sẽ mang về 3,5 tỷ USD trong năm 2024.

Dự báo xuất khẩu sầu riêng sẽ mang về cho Việt Nam khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2024.

Tổng cục Hải quan Việt Nam đánh giá, ngay trong tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu của ngành hàng rau quả có nhiều tín hiệu khả quan tại thị trường Trung Quốc, với trị giá chiếm 62,4% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Cụ thể, số liệu thống kê mới nhất cho thấy, rau quả xuất khẩu sang thị trường này đạt 306 triệu USD, tăng 20,1% so với tháng 12/2023 và tăng 103,9% so với tháng 1/2023.

Còn theo thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 2 năm 2024 của Việt Nam ước đạt gần 288 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024, ngành rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng 15 - 20%, tương đương 6,5 - 7 tỷ USD nếu Việt Nam tận dụng tốt thời cơ, vì 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 750 - 800 triệu USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên đánh giá, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới 65% thị phần.

Hiện nay, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, như sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây…

“Đặc biệt, thị trường tỷ dân này đang ngày gia tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả chế biến sẵn từ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để chúng ta vừa tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, vừa nâng cao giá trị lợi nhuận cho rau quả Việt”, ông Đặng Phúc Nguyên nói.

Rau quả là ngành hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực của nước ta với chất lượng ngày càng được nâng cao. Sự tương đồng về khẩu vị, thuận lợi về vị trí địa lý là lợi thế mà Thái Lan và Malaysia không có.

>>Diện tích trồng sầu riêng tại Tây nguyên, Đông Nam Bộ tăng chóng mặt

>>Sầu riêng Ri6 của Việt Nam lần đầu tiên chinh phục thị trường Anh

Một số mặt hàng rau quả Việt có rất nhiều lợi thế để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thậm chí có thể “vượt qua” Thái Lan.

Đơn cử, như sầu riêng, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Và Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chiếm lĩnh thị trường này kể từ khi được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào tháng 7/2022.

Theo thống kê, năm 2023 Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, đạt 493.000 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 1.107% về lượng và tăng 1.035,8% về trị giá so với năm 2022.

Con số này đã đưa thị phần sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh lên 34,6%.

Đáng chú ý, 2 tháng đầu năm 2024 sầu riêng Việt Nam đã gần như “thống lĩnh" tại Trung Quốc, vì thời điểm này không phải là mùa thu hoạch trái sầu riêng tại Thái Lan và Malaysia.

Hiện tại, giá sầu riêng tăng bình quân 20% so với cuối năm 2023, dự báo xuất khẩu sầu riêng sẽ mang về cho Việt Nam khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ vọng sầu riêng Việt “bùng nổ” tại thị trường tỉ dân

    00:10, 11/12/2023

  • Diện tích trồng sầu riêng tại Tây nguyên, Đông Nam Bộ tăng chóng mặt

    03:52, 27/11/2023

  • Sầu riêng Ri6 của Việt Nam lần đầu tiên chinh phục thị trường Anh

    00:20, 07/05/2023

  • Sầu riêng phát triển “nóng” ở ĐBSCL, Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn

    04:30, 24/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội “bứt phá” với ngành hàng rau quả  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO