Cơ hội từ những dịch chuyển trong các chuỗi giá trị (Kỳ II): Toàn cầu hoá đã đạt đỉnh?

Diendandoanhnghiep.vn Chuỗi giá trị toàn cầu đã cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ trong đại dịch, phục hồi nhanh chóng sau sự gián đoạn về giao thông và hậu cần trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc.

Hệ thống sản xuất theo mô-đun phi tập trung đã phát triển trong 30 năm qua phát huy hiệu quả cao nhưng phụ thuộc vào khả năng di chuyển nhanh chóng, không khó khăn của hàng hóa trên những khoảng cách xa để có khả năng tồn tại được. Giãn cách xã hội, kiểm soát biên giới, đóng cửa biên giới và các biện pháp khác được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của virus corona đã có tác động tiêu cực ngay lập tức và nghiêm trọng đến chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Các chính phủ cũng can thiệp trực tiếp vào thị trường hàng hóa và vật tư y tế thiết yếu, cấm xuất khẩu, và trợ cấp chuyển đổi cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Thu nhập giảm trên khắp thế giới đã hạn chế nhu cầu nhập khẩu, khiến các nhà máy sản xuất mọi thứ từ hàng may mặc đến ô tô ngừng hoạt động.

Nhưng đại dịch không phải là thách thức duy nhất mà GVC phải đối mặt: kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hoạt động sản xuất thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu đã giảm, cho thấy sự đảo ngược của các xu hướng trước đây đối với sản xuất phân tán và chuỗi giá trị dài hơn, phức tạp hơn. Tỷ lệ thương mại trên GDP toàn cầu là 21% vào năm 2019, đây cũng là mức được ghi nhận vào năm 1996. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt mức kỷ lục 2.000 tỷ USD vào năm 2015, đã giảm xuống còn 1.500 tỷ USD vào năm 2019.

Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự suy giảm hoạt động sản xuất thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu và dẫn đến tỷ lệ thương mại trên GDP toàn cầu giảm. Nhu cầu tiêu dùng yếu trên toàn cầu cùng với giá hàng hóa giảm sau năm 2013 và sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ đã làm giảm mức độ thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu toàn cầu, nhưng ngay cả việc kiểm soát các yếu tố này cũng bị ngừng lại sau năm 2011 (Timmer và các cộng sự, 2016).

Điều này cho thấy các yếu tố lâu dài hơn đang được phát huy. Các công ty đa quốc gia có thể đang tiến gần đến giới hạn của hoạt động sản xuất phân tán có tính khả thi trước những phát triển mới về công nghệ, sự phát triển của ngành công nghiệp ở Trung Quốc, căng thẳng thương mại gia tăng và tỷ trọng dịch vụ ngày càng tăng trong thương mại quốc tế.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2020 có nội dung thảo luận chi tiết về ba thách thức dài hạn đối với sản xuất phi tập trung và GVC: những tiến bộ công nghệ làm giảm lợi ích của các mô-đun; tranh chấp thương mại và mối đe dọa ngày càng tăng đối với các thể chế thương mại và đầu tư đa phương; và biến đổi khí hậu (UNCTAD 2020). Sự tương tác của các yếu tố này và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm tăng áp lực, buộc các công ty đa quốc gia phải suy nghĩ lại, ít nhất là phần nào đó, về một số khái niệm nền tảng của Cách mạng kinh doanh toàn cầu.

GVC đã cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19, phục hồi nhanh chóng sau sự gián đoạn về giao thông và hậu cần trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của các hệ thống sản xuất cung cấp vật tư y tế thiết yếu, và để đáp trả, các chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hạn chế xuất khẩu một số hàng hóa và trợ cấp cho hoạt động sản xuất thiết bị và vật tư trong nước mà trước đây chủ yếu nhập khẩu. Nhiều biện pháp hạn chế thương mại này sẽ tiếp tục sau đại dịch, vừa là biện pháp phòng ngừa trước các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai, vừa để đối phó với áp lực chính trị từ các nhà sản xuất trong nước đang tìm cách giảm bớt cạnh tranh từ nước ngoài.

Các tiến bộ công nghệ trong những lĩnh vực như tự động hóa, in 3D và trí tuệ nhân tạo đã được tích hợp vào hệ thống sản xuất trong một số hàng hóa và dịch vụ, và việc sử dụng những công nghệ này sẽ được tăng cường khi chi phí vốn giảm và các ứng dụng mới được hoàn thiện và phổ biến hơn. Người máy đã chuyển đổi sản xuất trong hoạt động lắp ráp ô tô và một số dòng sản phẩm trong máy móc và điện tử, và những phát triển mới trong học máy cuối cùng sẽ dẫn đến việc tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp. Trong dài hạn, lợi thế về chi phí của các quốc gia và khu vực thừa lao động sẽ giảm, điều này có thể khuyến khích các công ty đa quốc gia trong một số ngành di dời các cơ sở sản xuất đến gần người tiêu dùng hơn nhằm tăng tốc độ giao hàng và giảm chi phí vận chuyển.

Các công ty đang phải đối mặt với áp lực buộc các hoạt động sản xuất “chuyển giao” sang các nước có thu nhập cao từ các chính phủ lo ngại về tác động của cuộc Cách mạng kinh doanh toàn cầu đối với việc làm và bất bình đẳng thu nhập trong nước. Việc mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất được trả lương cao đã thúc đẩy tâm lý bảo hộ ở các nước tiên tiến, đặc biệt là ở các quốc gia mà chính phủ đã không đầu tư vào các nguồn việc làm chuyên môn cao có thể thay thế như y tế, giáo dục và các dịch vụ công khác.

Phiên thảo luận tại Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển Việt Nam lần thứ 3 năm 2020

Phiên thảo luận tại Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển Việt Nam lần thứ 3 năm 2020

Ở Mỹ hiện có sự đồng thuận rộng rãi là tự do hóa thương mại - trước đây là nguyên lý cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ - đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn Mỹ và làm tổn hại đến triển vọng kinh tế và vị thế của các tầng lớp trung lưu. Việc từ chối ủng hộ chủ nghĩa đa phương đã khuyến khích chính quyền hiện tại của Mỹ tăng cường các hoạt động làm giảm năng lực của Tổ chức Thương mại Thế giới trong việc giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại và phân xử tranh chấp thương mại.

Khi sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương giảm dần, các quốc gia ngày càng phải sử dụng đến các hạn chế thương mại và đầu tư song phương, thường bị che đậy về mặt an ninh quốc gia và duy trì quyền kiểm soát trong nước đối với các công nghệ cốt lõi. Nhiều chính sách hạn chế đầu tư trong lĩnh vực thông tin và viễn thông, công nghệ sinh học, nông nghiệp và dịch vụ tài chính đã được các nước tiên tiến và đang phát triển ban hành.

Thách thức tiếp theo đối với hệ thống sản xuất phân tán và GVC là biến đổi khí hậu. Nhận thức của cộng đồng về tác động của GVC đối với phát thải carbon vẫn còn thấp nhưng đã tăng lên khi các thảm họa liên quan đến khí hậu có tần suất ngày càng cao. Áp lực sẽ gia tăng từ người tiêu dùng đối với việc kinh doanh minh bạch hơn liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo cũng kéo theo nhiều bất ổn. Giá dầu đứng ở mức thấp vào năm 2020 nhưng có thể không duy trì được lâu: theo Cơ quan năng lượng quốc tế, đầu tư thượng nguồn vào thăm dò khí đốt đã giảm 58% so với mức đỉnh năm 2014, làm tăng khả năng bị hạn chế về nguồn cung trong tương lai. Giá nhiên liệu cao hơn sẽ tạo ra động lực khác để các công ty giảm độ dài của chuỗi cung ứng. Các tập đoàn sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro sản xuất bằng cách áp dụng dự trữ dư thừa trong chuỗi cung ứng. Trận lụt nghiêm trọng ở miền bắc Thái Lan vào năm 2011, khi 400 công ty đa quốc gia buộc phải tạm ngừng hoạt động, là một bài học lớn.

Ngay cả khi có sự kết hợp của các yếu tố này, chúng ta cũng không biết chắc là hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu có tiếp tục giảm hay không. Tác động của dịch Covid-19, căng thẳng thương mại, thay đổi công nghệ và biến đổi khí hậu là những thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống sản xuất phi tập trung, nhưng tác động của những yếu tố này khác nhau giữa các ngành và khu vực.

Một số công ty vướng vào căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tìm cách đa dạng hóa nền tảng sản xuất, nhưng sức hút của thị trường tiêu dùng ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy những công ty khác mở rộng hoạt động ở đó. Tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến mức độ việc làm, nhưng không nhất thiết là tất cả các công việc có kỹ năng thấp: ví dụ như trong sản xuất hàng may mặc, thiết kế, tạo mẫu và cắt đã được tự động hóa trong các cơ sở sản xuất hiện đại, trong khi việc lắp ráp vẫn được thực hiện chủ yếu bằng tay. Toàn cầu hóa sẽ vẫn là một thực tế quan trọng của đời sống kinh tế; nhưng việc tái định hình hoạt động sản xuất bắt đầu từ những năm 1990 đã đạt đến đỉnh điểm và ranh giới quốc gia sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của GVC và thương mại.

Kỳ III: Lợi ích và chi phí của vốn FDI

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội từ những dịch chuyển trong các chuỗi giá trị (Kỳ II): Toàn cầu hoá đã đạt đỉnh? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714154655 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714154655 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10