"Cỗ máy xương sống" cho doanh nghiệp du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Công nghệ được xem là "cỗ máy xương sống" phục vụ cho kinh doanh du lịch điện tử, nhưng sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao là một trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của ngành.

>>Mùa vàng bình yên trên đỉnh Cao Bồ

Những năm qua, đại dịch đã làm cho ngành du lịch "ngủ yên", nhưng cũng chính vì đó mà du lịch được mở ra một hướng đi mới với những công nghệ hữu ích được sử dụng tối ưu như: công nghệ thực tế ảo (3D), các ứng dụng real time và công cụ book engine, mạng xã hội được tận dụng tối đa trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Nói tới các ứng dụng phần mềm phục vụ cho lĩnh vực du lịch điện tử được chia thành các nhóm cho lĩnh vực như: khách sạn và resort, nhà hàng, sân golf, du thuyền, vận tải, ẩm thực... Trong đó có Newway PMS, 1C, Sapo, EZCloudhotel, Skyhotel,... Để thuận tiện cho nhu cầu của du khách, các ứng dụng này được tích hợp thanh toán trực tuyến thông qua các cổng thanh toán điện tử Napas, Visa Master, QR code, VNpay... Chính điều đó cũng đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy thanh toán tiền mặt với các dịch vụ hữu hình này.

Cùng với hệ thống các phần mềm ứng dụng quản trị, phần lớn các booking được đặt realtime, thuận tiện với người dùng thông qua các ứng dụng OTAs như: Traveloka, Agoda, Booking.com, Expedia và một số hoạt động kinh doanh trên nền tảng kinh tế chia sẻ như Airbnb, Chipi, Homeaway, Expedia, Gotadi, Luxstay, Foody... Loại hình kinh tế chia sẻ này tại Việt Nam hiện nay không chỉ trong lĩnh vực đặt chỗ mà còn rất thông dụng với dịch vụ vận chuyển như: Grab, Uber, Bee, Grab Taxi, Go-Jek, Fastgo... 

Đại dịch COVID-19 đã làm dậy sóng một số ứng dụng mới được ưa chuộng như công nghệ thực tế ảo (Virtual reality - VR). Tận dụng sự phát triển như một trào lưu mới, các địa phương có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều rất giống với thực tế. Điển hình nhất chính là tái hiện lại các kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, chỉ cần dử dụng kính VR là du khách có thể hòa mình vào không gian đó, bối cảnh đó mà không cần phải đến trực tiếp.

StarGlobal là doanh nghiệp khoa học công nghệ chuyên triển khai các giải pháp số hoá 3D đã được Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế độc quyền (Patent) với sản phẩm “Web/App tương tác thông minh 3D/360” đã đưa ra giải pháp hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Ông Trần Duy Hào - Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Công ty cho biết, hiện nay StarGlobal đã và đang sẵn sàng hỗ trợ về nhân lực và công nghệ cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ứng dụng một cách có hiệu quả trong kinh doanh. Đồng thời, công ty cũng đã đồng hành với các cơ sở đào tạo tại một số tỉnh, thành trên cả nước để giúp cho việc dạy và học được tiếp cận thực tế với các công nghệ hiện đại, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào du lịch.

Rất dễ dàng để tahm quan du lịch tại một địa phương thông qua công nghệ thực tế ảo

Cũng bởi công nghệ VR, đã ảnh hưởng trực tiếp đến lượng lớn lao động hướng dẫn viên du lịch. Một trong những yếu tố chuyển đổi số mà các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất chính là xây dựng bộ thương hiệu điện tử thông qua các website doanh nghiệp. Đây chính là kênh đo đếm hiệu quả và thực tế nhất về tỷ lệ chuyển đổi, phân tích hành vi người dùng. Theo thống kê của Hiệp hội Internet Việt Nam trong năm 2019, có tổng cộng 481.428 tên miền quốc gia “.VN” đã đăng ký sử dụng, chỉ có 760 tên miền được sử dụng trong ngành du lịch, trong khi doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành nghề này lên tới hơn 40.000.

 >>“Cú hích” cho sự phát triển du lịch Hải Phòng

>>Doanh nghiệp Du lịch Hải Phòng và câu chuyện thích ứng chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay với bài toán chuyển đổi số trong chính doanh nghiệp của mình, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành. Hàng loạt các câu hỏi đặt ra rằng liệu đầu tư chi phí vào website để vận hành được toàn bộ hệ thống như vậy phải rất lớn chăng? Liệu rằng đầu tư rồi có được hiệu quả đúng như mong muốn? Hay phải bắt đầu từ đâu trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch của mình?... Tuy có rất nhiều sự lựa chọn và ứng dụng tối ưu doanh thu, nhưng phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn đang rất yếu và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn để có thể vận hành được công nghệ mới.

Theo Báo cáo Đào tạo Thương mại Điện tử Việt Nam 2022, đã có trên 110 trường giảng dạy TMĐT từ mức học phần tới ngành đào tạo. Phần lớn các trường bắt đầu đào tạo ngành này trong giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình đào tạo TMĐT càng ngày càng có xu hướng ưu tiên hơn đối với kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Infomation Technology and Telecomunication – ICT). Điều này dẫn tới càng ngày càng nhiều trường giao cho các khoa kinh tế - thương mại giảng dạy ngành này. Cùng với đó, đội ngũ giảng viên TMĐT đông đảo và chất lượng cao hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Trên thực tế, TMĐT là lĩnh vực có tính liên ngành rất cao và gắn bó chặt chẽ, không chỉ trong lĩnh vực đào tạo kinh doanh và quản lý mà còn với một số lĩnh vực đào tạo khác, bao gồm: Khoa học xã hội và Hành vi (mã ngành đào tạo 731), Pháp luật (738), Máy tính và Công nghệ thông tin (748), Công nghệ kỹ thuật (751) hay Du lịch, khách sạn (781). Nhiều địa phương đã thích ứng tốt và làm chủ công nghệ nhưng đó chính là thách thức trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén về xu hướng sản phẩm, điểm đến và tâm lý khách du lịch, mà còn đào tạo và chủ động sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ, phầm mềm khác cho ngành du lịch.

Việc đào tạo du lịch hiện nay đang được xem là những chuyên ngành trọng điểm của nhà trường. Hầu hết các trường và cơ sở đào tạo hiện nay đều có yêu cầu về ngoại ngữ, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nền tảng kỹ năng chuyên môn. Nhưng khả năng thích ứng với công nghệ và TMĐT vào kinh doanh du lịch là một vấn đề rất cấp bách được đặt ra.

Tuy trong quá trình đào tạo đã có 40% thực hành, trong đó một số trường đã chủ động mời các chuyên gia tham gia đào tạo cùng với nhà trường, tổ chức các buổi huấn luyện cho các sinh viên kiến thức thực tế. Nhưng ngay tại các doanh nghiệp cũng đang dần thay đổi để thích ứng với tình hình mới, đưa TMĐT vào hoạt động kinh doanh, nên việc cho các em tiếp cận với mô hình kinh doanh mới này vẫn còn là một “khoảng trống” cần lấp đầy. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cỗ máy xương sống" cho doanh nghiệp du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608922 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608922 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10