Xuất thân vô gia cư, đẹp mã và sang chảnh, tình cờ lang thang vào nhà ga, cô nàng mèo Tama vô thức biến mình thành linh vật rồi “cứu” luôn cả công ty đường sắt.
Thu hút thêm 55.000 hành khách chỉ trong một năm, 300.000 khách trong 8 năm và đóng góp khoảng 1,1 tỷ yên (tương đương 9 triệu USD) cho nền kinh tế khu vực, đó là những con số mà Tama mang đến.
Câu chuyện bắt đầu từ khoảng nửa đầu những năm 2000, khi mà công ty đường sắt Kishigawa ở Nhật gặp phải một loạt vấn đề nghiêm trọng. Sự thiếu hụt tài chính và những toa xe lửa gần như không một bóng khách khiến cho tuyến đường sắt nối vùng nông thôn Wakayama tới các vùng lân cận lâm vào bờ vực phá sản.
Khủng hoảng ngày một trầm trọng và đẩy họ xuống đáy vào năm 2006. Tất cả 14 trạm trên tuyến đều không được bảo hiểm. Không thấy lối thoát nào khác, chủ tịch đường sắt miễn cưỡng tuyên bố kế hoạch đóng cửa tuyến. Thế nhưng ngay lúc cuộc sống tưởng chừng bế tắc thì bỗng nở hoa khi vị cứu tinh mang tên Tama xuất hiện.
Cô mèo hoang hóa thân thành “linh vật”
Vào những năm 1990, một con mèo hoang giống calico tên là Tama đã xuất hiện tại Ga Kishi. Tình cờ đây lại là nhà ga cuối cùng trên Tuyến đường sắt Kishigawa chỉ một sớm một chiều là bị cho đóng cửa
Cô mèo nhanh chóng nhận được thiện cảm và người hâm mộ nhờ sự thân thiện và ăn ảnh của mình. Từ những hành khách đi tàu cho tới người đi xe riêng và cư dân thành phố đều yêu quý cô mèo có màu lông tam thể đáng yêu này
Hành khách bắt đầu gắn liền Tama với tuyến đường sắt, thậm chí chụp những bức hình siêu phẩm cho cô nàng mèo. Tama xuất hiện tại nhà ga thường xuyên đến nỗi mọi người bắt đầu đùa giỡn gọi nó là quản lý nhà ga.
Theo năm tháng, sự yêu quý và mến mộ dành cho Tama ngày một tăng lên. Một ngày nọ, khi đường sắt cần con mèo nhất, nó đã phát huy giá trị khi hình ảnh của nó được người dân sử dụng cho một cuộc biểu tình tại thị trấn nhỏ.
Thành quản lý nhà ga
Ngỡ ngàng trước sự mến mộ nàng mèo của người dân, Mitsunobu Kojima, chủ tịch của công ty sở hữu Đường sắt Kishigawa thấy rằng mình cần phải đích thân tới gặp Tama.
Vốn được biết đến là người chỉ mê chó, ông khiến mọi người ngạc nhiên khi ngay lập tức “tuyển dụng” cô mèo này. Ông rất nhanh chóng mang nó về nuôi, đồng thời đặt làm một chiếc mũ quản lý nhà ga dành cho mèo và chính thức cho nó chức danh “Quản lý Ga Kishi”.
Danh hiệu này khiến cho Tama trở thành quản lý trạm mèo đầu tiên trên khắp Nhật Bản.
Vào thời điểm bấy giờ, Kojima không thể ngờ rằng hành động dường như nhỏ này lại có thể giải cứu tuyến đường sắt khỏi bị hủy hoại và kích hoạt một nền kinh tế địa phương đang bùng nổ.
Quản lý nhà ga trở thành một biểu tượng
Với tư cách là quản lý nhà ga, Tama trở thành gương mặt đại diện của ga Kishi. “Cô” dần xuất hiện trên các quảng cáo truyền hình, các kênh tin tức, quảng cáo và truyền thông quốc gia. Một quầy bán vé thậm chí còn được trưng dụng lại, làm thêm hộp và giường ngủ rồi trở thành chỗ cho Tama tiếp khách.
Cơn sốt Tama lan rộng. Ga Kishi đã mở một cửa hàng lưu niệm với chủ đề Tama, bán từ kẹo, móc chìa khóa cho tới đồ trang sức khác. Những bức chân dung và hình ảnh của Tama cũng được treo trên tường nhà ga đầy trang trọng và tự hào
Hàng ngàn hành khách đã đổ xô đến nhà ga để thăm Tama, thúc đẩy doanh số bán vé và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương.
Cát lâu cũng đắp nên cầu
Tama đã giúp thu hút thêm 55.000 hành khách chỉ trong một năm, 300.000 khách trong 8 năm và đóng góp khoảng 1,1 tỷ yên (tương đương khoảng 9 triệu USD) cho nền kinh tế khu vực.
Cũng nhờ những đóng góp đó, “cô” được thăng chức “Siêu cấp quản lý” và được cung cấp rất nhiều đồ ăn ngon. Đáng chú ý, thống đốc khu vực thậm chí còn phong tước hiệp sĩ cho “cô”.
“Triều đại” của Tama kéo dài cho tới khi “cô” 80 tuổi mèo (khoảng 15 năm tuổi người). Cuối cùng, Tama truyền lại vai trò quản lý nhà ga cho các thế hệ sau, tất cả đều được coi như bản thể của Tama.
Từ một con mèo hoang rồi trở thành linh vật, quản lý và biểu tượng, câu chuyện của Tama cung cấp nhiều bài học tiếp thị. Tuy nhiên, điểm chính yếu chính là tầm quan trọng của một câu chuyện tiếp thị đậm chất cá nhân và cảm xúc.
Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Gerald Zaltman, tin rằng 95% quyết định của con người do tiềm thức đưa ra. Tiềm thức thì lại nằm ngoài nhận thức của con người và do cảm xúc cai trị.
Các nghiên cứu tiếp thị và quảng cáo khác xác nhận rằng cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng. Sự thích hợp của một thương hiệu dự đoán doanh số tăng hơn bất kỳ yếu tố nào khác.
Tama là một ví dụ hoàn hảo. Câu chuyện của nó nhắc nhở rằng thành công tiếp thị là về trải nghiệm cảm xúc của khách hàng hơn là trải nghiệm vật lý thực tế của họ với các sản phẩm và dịch vụ. Mọi người mua những thứ mang lại cảm xúc cho họ.
Và thế nên không phải vô cớ mà Kojima chia sẻ rằng: “Tama-chan thực sự nổi lên như một vị cứu tinh, một nữ thần. Thật là một vinh dự khi có thể làm việc với Tama”.
Có thể bạn quan tâm