Có nên xã hội hóa đầu tư cảng hàng không Chu Lai tại Quảng Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Đến năm 2030, Cảng hàng không Chu Lai được định hướng là cảng hàng không quốc tế với công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm và là trung tâm vận chuyển hàng hóa quốc tế,...

>>Đà Nẵng chú trọng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh

Hiện tại, tổng diện tích đất Cảng hàng không Chu Lai khoảng 2.006ha. Trong đó, đất do hàng không dân dụng quản lý khoảng 351,885ha và đất do quân sự quản lý khoảng 1.654,115ha.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giao thông vận tải, Cảng hàng không Chu Lai đến năm 2030 sẽ có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 30 triệu hành khách/năm. Đồng thời, quy hoạch cũng đã định hướng hình thành trung tâm logistics trung chuyển hàng hóa quốc tế tại Cảng hàng không Chu Lai, hình thành trung tâm sửa chữa lớn của khu vực, có khả năng phục vụ các hãng hàng không nước ngoài,...

a

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giao thông vận tải, Cảng hàng không Chu Lai đến năm 2030 sẽ có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm.

Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vào chiều ngày 3/10, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT nhận định sân bay Chu Lai có vị trí thuận lợi với hệ thống đường bộ phát triển nhưng ngân sách nhà nước chưa thể cân đối đầu tư tại đây. Hiện nay, hoạt động đầu tư đã đáp ứng ổn định nhưng việc đầu tư hệ thống hạ tầng tại vẫn còn chậm hơn so với quy hoạch.

Theo số liệu của viện này, 14% số cảng hàng không có sự tham gia của tư nhân và đang tăng cao, mô hình xã hội hoá tại các quốc gia khác nhau, kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng và nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Do đó, đặc điểm chung là việc xã hội hoá được các quốc gia tiến hành từng bước, thận trọng và không một quốc gia nào chọn xã hội hoá toàn bộ hệ thống cảng hàng không.

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải cho rằng nếu một nhà đầu tư quản lý, khai thác và đầu tư thì toàn bộ các công trình kết cấu hạ tầng cảng hàng không sẽ được tối ưu. Do đó, địa phương có thể kêu gọi toàn bộ các công trình thiết yếu tại cảng hàng không (trừ các công trình đảm bảo hoạt động bay) theo hình thức PPP. Cùng với đó, có thể giao phân cấp, phân quyền cho địa phương cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay việc thống nhất phạm vi, ranh giới cũng như định hướng phát triển cảng hàng không Chu Lai là điều cần thiết. Theo ông Thanh, cần phân định rõ khu vực nào phải bàn giao dứt điểm cho dân sự, khu nào cho quân sự, khu nào cho quy hoạch chung,… để trình Thủ tướng phê duyệt.

“Hiện Quảng Nam đang lập quy hoạch tỉnh đến năm 2030, các Bộ, ngành cũng đang tham gia quy hoạch quốc gia đến 2050. Sân bay Chu Lai là kết cấu hạ tầng đầu mối đặc biệt quan trọng, cần phải đưa vào quy hoạch quốc gia, trên cơ sở đó, Quảng Nam sẽ cập nhật thực hiện đồ án quy hoạnh”, ông Lê Trí Thanh nói.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vấn đề xã hội hoá hiện đang lúng túng, bị vướng pháp lý. Hiện tại, Thủ tướng giao địa phương đề xuất dự án, nhưng theo khoản 1 điều 5 Nghị định 44 thì toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng hàng không phải giao cho cơ quan chuyên ngành của hàng không.

Ông Lê Trí Thanh cho rằng nếu như bám vào luật hiện nay thì tỉnh không thể lập đề xuất dự án được. Vì vậy, vị này kiến nghị nên cân nhắc, có bước quá độ cho đến khi các văn bản pháp lý được được điều chỉnh để thực hiện theo các văn bản pháp lý, đồng bộ về mặt pháp luật.

a

Tỉnh Quảng Nam có thể kêu gọi toàn bộ các công trình thiết yếu tại cảng hàng không (trừ các công trình đảm bảo hoạt động bay) theo hình thức PPP. 

Đối với phương án đề án xã hội hoá Sân bay Chu Lai, cần tách bạch hai nội dung để địa phương có thể thực hiện. Trong đó, khu phía Đông hoàn toàn mới cần nghiên cứu để tập trung đầu tư trước. Còn lại khu vực dùng chung đến khi nào giải quyết rành mạch sẽ tiếp tục triển khai.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhìn nhận cảng hàng không quốc tế Chu Lai đặc biệt quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Theo ông Tuấn, hiện trên cả nước chỉ có cảng hàng không Vân Đồn triển khai theo hình thức xã hội hóa.

Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng một cảng hàng không có cả kinh doanh dịch vụ, phi dịch vụ, quản lý nhà nước,… nên cần hài hòa giữa mời gọi các nhà đầu tư và có những chính sách phù hợp để triển khai. Tiếp đó, từ quy định pháp luật sẽ có những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Cùng với đó, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng nhấn mạnh trong quy hoạch sân bay có xác định phần đất xây dựng rõ ràng, phần nào là hàng không dân dụng, đất nào là đất kết cấu hạ tầng, dịch vụ thương mại,… Đồng thời, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để triển khai các bước tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên xã hội hóa đầu tư cảng hàng không Chu Lai tại Quảng Nam? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711720374 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711720374 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10