Trong những ngày đầu năm mới cổ phiếu ngành dầu khí tiếp tục hút mạnh dòng tiền nhà đầu tư bởi kỳ vọng phục hồi trong năm 2021.
Cụ thể, cổ phiếu PVD, PVS, PVP, PVB, GAS tiếp tục là tâm điểm khi hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư. Đặc biệt là PVD - dòng tiền đổ vào cổ phiếu này từ 28/12-11/1/20121 với 10 phiên tăng giá kéo theo thanh khoản tăng kỷ lục từ 10-19 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Từ vùng giá 15.000 đồng/cp, phiên 11/1/2021 PVD cán mốc 21.000 đồng/cổ phiếu.
Báo cáo mới đây được PVD công bố, cho thấy doanh thu 11 tháng PVD đã hoàn thành kế hoạch cả năm. Đến cuối tháng 11, phần lớn các công ty con và công ty liên kết của PVD đã hoàn thành kế hoạch cả năm, góp phần giúp doanh thu hợp nhất năm 2020 đạt 5.400 tỷ đồng (gần 231,8 triệu USD), tăng 23,6% . Tăng trưởng doanh thu đến từ đóng góp của 3 giàn thuê và giá cho thuê các giàn tự nâng sở hữu ước tính tăng 7-9% . Tuy nhiên, dự báo lợi nhuận ròng của PVD sẽ giảm 13% trong năm 2020, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm trong bối cảnh dịch COVID-19 làm phát sinh thêm chi phí. Lợi nhuận ròng năm 2021 dự báo của PVD phục hồi khi giàn TAD hoạt động trở lại
Tiếp đó là PVP-Công ty CP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương, từ vùng giá dưới sổ sách PVP đã cán mốc lên 13.600 đồng/ cổ phiếu với khối lượng và thanh khoản tăng vọt. Cổ phiếu PVS, PVP, PLX, OIL… cũng tiếp tục được dòng tiền ưu ái...
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, cổ phiếu ngành Dầu khí sẽ trong những năm gần đây là một trong số ít các ngành chịu tác động tiêu cực bởi nhiều yếu tố: Giá dầu giảm và duy trì mức dưới 60 USD (mức kỳ vọng của các doanh nghiệp đầu ngành); Nhiều dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vướng sai phạm và bị thanh tra; Tranh chấp biển Đông khiến nhiều dự án thượng nguồn (khâu thăm dò, khai thác) bị trì hoãn thậm chí dừng triển khai. Đặc biệt, chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19, dầu khí là một trong những ngành có mức giảm lợi nhuận sâu nhất so với cùng kỳ do các nguyên nhân sau: Giá dầu giảm làm doanh nghiệp hạch toán giảm giá hàng tồn kho; Nhu cầu tiêu thụ giảm; Biện pháp “cách ly xã hội” khiến các dự án chậm triển khai…
Báo cáo mới đây của Công các nước thành viên OPEC hiện đang tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng, giá dầu được dự báo sẽ tăng trở lại trong năm 2021, mức bình quân quanh 50 – 55 USD/ thùng (dầu Brent). Do vấn đề về môi trường nên các dự án điện khí sẽ được ưu tiên phát triển làm tăng nhu cầu tiêu thụ khí.
Theo CTCK VNDirect, giá dầu giữ ổn định và hồi phục từ 2021 như dự báo sẽ giúp các doanh nghiệp ngành dầu khí cải thiện đáng kể bức tranh triển vọng kinh doanh. Ngoài các dự án đang thực hiện như Sao Vàng – Đại Nguyệt, LNG Thị Vải, nhiều dự án lớn được kỳ vọng sẽ sớm triển khai như: Dự án Cá Voi Xanh ước tính khoảng 4,6 tỷ USD; Hàng loạt dự án điện khí, kho LNG được lên kế hoạch hợp tác đầu tư với nước ngoài (Exxon Mobile) tổng trị giá 20 tỷ USD; Dự án tổ hợp điện – khí Lô B Ô môn trị giá 1,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, việc phát hiện dự án Kèn Bầu sẽ tạo lượng công việc dài hạn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoan thăm dò như PVD, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác và vận tải như PVS, PVP, PVB…
Để tạo đà cho doanh nghiệp ngành Dầu khí phát triển, ngày 11/1 Thủ tướng đề nghị Bộ Công thương chủ trì phối hợp các bộ, ngành và PVN xây dựng trình Quốc hội sớm ban hành Luật Dầu khí mới trong năm 2021. Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm hoàn thiện để trình Thủ tướng ban hành cơ chế tài chính của tập đoàn.
Thủ tướng yêu cầu PVN cần khắc phục tồn tại, trọng tâm là việc xử lý 5/12 dự án còn chậm, chưa chuyển biến, chưa có giải pháp đột phá; đẩy mạnh việc triển khai các dự án nhóm ngành còn chậm trễ. Tập đoàn cũng cần tập trung giải quyết tình trạng cồng kềnh trong bộ máy, còn có đơn vị hoạt động chưa hiệu quả…
Hy vọng với việc tái cấu trúc này đây sẽ là cơ sở để nhóm cổ phiếu ngành Dầu khí sẽ là tâm điểm hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư trong năm 2021…
Có thể bạn quan tâm