Cổ phiếu “vua” vẫn “vững ngai”

TRẦN THỊ THU THẢO - Chuyên gia Khối Phân tích CTCK VNDIRECT 03/05/2023 12:00

Xu hướng chất lượng tài sản của các ngân hàng là điều quan trọng nhất đối với diễn biến cổ phiếu nhóm ngành này. Đây là một trong các chất xúc tác hỗ trợ giá cổ phiếu trong thời điểm hiện tại.

>>Cơ hội từ nhóm cổ phiếu ngân hàng

 Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt và hiệu quả thực thi của các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, TPDN sẽ giúp giá cổ phiếu ngân hàng có thể lấy lại đà tăng trưởng.

Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt và hiệu quả thực thi của các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, TPDN sẽ giúp giá cổ phiếu ngân hàng có thể lấy lại đà tăng trưởng.

Trong quý 1/2023, kết quả kinh doanh tại các ngân hàng nhìn chung khá tích cực, dựa trên số liệu các ngân hàng đã công bố cho đến thời điểm này thì toàn ngành đã ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 12% so với cùng kỳ. Các ngân hàng quốc doanh, trừ BIDV, ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng ổn định và có phần chậm lại so với các quý trước, trong đó, Vietcombank tăng 11% so với cùng kỳ, VietinBank tăng 3%. Với BIDV, kết quả tăng trưởng 40% có lẽ đến từ việc giảm áp lực trích lập dự phòng (LLR cuối 2022 rất cao, 217% với toàn ngành xấp xỉ 140%).

Ngoài ra, ACB cũng đạt tăng trưởng tốt, tăng 24% so với cùng kỳ, có thể do hoàn nhập dự phòng, nhưng đà tăng này đã chậm lại so với các quý trước. ACB cho biết, quý 1 vừa qua, tín dụng của ngân hàng đã giảm 1% so với đầu năm. Trước bối cảnh khó khăn của ngành, ACB dự kiến NIM sẽ giảm 20 điểm cơ bản. Hay với STB, kết quả tăng 50% so với cùng kỳ không quá bất ngờ. Trong năm nay, STB sẽ ghi nhận NIM phục hồi mạnh mẽ sau khi không còn áp lực thoái lãi dự thu, dự kiến về mức trước sáp nhập lớn hơn 4% so với 5 năm tái cơ cấu gần đây là gần 2%. Dự phòng cũng sẽ giảm khi trước đó đã trích lập dự phòng mạnh cho trái phiếu VAMC. Một lợi thế trong hoàn cảnh hiện tại là STB không nắm giữ TPDN và cho vay kinh doanh BĐS chỉ chiếm 1% tín dụng.

Triển vọng cả năm

Về triển vọng cả năm, VNDIRECT cho rằng, ngành ngân hàng sẽ ghi nhận đà tăng trưởng lợi nhuận chậm lại so với năm 2022 (xấp xỉ 11% so với mức 34% trong năm 2022), bởi các nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng chậm lại còn 12% so với mức 14,2% trong năm 2022 do nhu cầu tiêu dùng ảm đạm và thị trường bất động sản (BĐS) gặp khó khăn, chiếm 21% tín dụng hệ thống cuối 2022.

Thứ hai, NIM thu hẹp gần 10 điểm cơ bản do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ mặt bằng chi phí vốn cao.

Thứ ba, thu nhập từ phí tăng chậm lại chỉ đạt gần 15% so với cùng kỳ, so với mức 24% so với cùng kỳ năm 2022 do thu từ Bancassurance sẽ bị tác động khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm. Trong khi đó, các cơ quan quản lý đang đẩy mạnh thanh tra hoạt động Bancassurance.

Thứ tư, chi phí dự phòng tăng ~16% so với cùng kỳ so với mức 6% svck năm 2022 khi rủi ro nợ xấu gia tăng trong bối cảnh thị trường BĐS còn nhiều thách thức
Có thể nói, lãi suất và tỷ giá hạ nhiệt là một yếu tố hỗ trợ chính cho ngành ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việc rủi ro chất lượng tài sản của ngân hàng sẽ giảm bớt và giúp tăng cầu tín dụng. Chúng tôi vẫn cho rằng, xu hướng chất lượng tài sản của các ngân hàng là điều quan trọng nhất đối với diễn biến cổ phiếu nhóm ngành này. Vì vậy, đây được coi là một trong các chất xúc tác hỗ trợ giá cổ phiếu ngành ngân hàng thời điểm hiện tại.

Cùng với đó, còn một yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu ngân hàng nữa đó là hiệu lực thực thi của các chính sách được ban hành. Vừa qua đã có một loạt các Thông tư, Nghị định, Nghị quyết được đưa ra để hỗ trợ cho thị trường BĐS và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Đây là hai lĩnh vực đã và đang gặp nhiều thách thức kể từ năm 2022 và tác động lên chất lượng tài sản của các ngân hàng một cách đáng kể.

Như vậy, các chính sách hỗ trợ cũng giúp cải thiện tâm lý của nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm về hiệu quả của các chính sách này, cũng như bài toán trái phiếu đáo hạn vào quý 2, quý 3/2023 vẫn sẽ là một phép thử đối với thị trường tài chính năm nay.

>>Kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng tạo đáy

Chọn lọc cổ phiếu

Qua đánh giá, chúng tôi nhận thấy có hai yếu tố cơ bản sẽ giúp giá cổ phiếu ngân hàng có thể lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ gồm: Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt và Hiệu quả thực thi của các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, TPDN.

Trong đó, yếu tố thứ hai vẫn còn cần thêm thời gian để chứng minh, vì vậy hiện tại nhà đầu tư vẫn đang còn khá thận trọng với nhóm cổ phiếu này. VNDIRECT cho rằng, có một số cổ phiếu nổi bật trong ngành như STB, với câu chuyện lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trở lại sau giai đoạn tái cấu trúc. Hay TCB, MBB với câu chuyện hưởng lợi chính từ các chính sách hỗ trợ và lãi suất hạ nhiệt, bên cạnh định giá đang rất rẻ. Cổ phiếu ACB với câu chuyện “phòng thủ” với danh mục cho tín dụng không bao gồm kinh doanh BĐS và TPDN cũng như định giá vẫn còn khá hấp dẫn.

Có ba nhóm cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể lưu ý đến trong giai đoạn này, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng người. Đối với nhóm hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ, lãi suất hạ nhiệt, nhà đầu tư cần lưu ý rằng, các cổ phiếu như TCB, MBB (với tỷ trọng cho vay BĐS cao và nắm giữ TPDN lớn trong danh mục tín dụng) sẽ là nhóm ẩn chứa khá nhiều rủi ro trong bối cảnh thị trường BĐS và TPDN vẫn cần thời gian để phục hồi trở lại.

Tuy nhiên, một khi giá trị phát hành trái phiếu có những dấu hiệu cải thiện trở lại; tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 có dấu hiệu giảm tại các NH; đây sẽ là những yếu tố dẫn dắt nhóm cổ phiếu này lấy lại đà tăng trưởng và phục hồi nhanh hơn toàn ngành chung.

Có thể bạn quan tâm

  • "Siêu thị số" và "cửa hàng số" đi vào chiến lược của ngân hàng

    11:00, 01/05/2023

  • Eximbank đạt giải thưởng Sao Khuê về lĩnh vực ngân hàng số

    Eximbank đạt giải thưởng Sao Khuê về lĩnh vực ngân hàng số

    15:29, 01/05/2023

  • Ngân hàng Việt có đối mặt với khủng hoảng nợ xấu như 10 năm trước?

    Ngân hàng Việt có đối mặt với khủng hoảng nợ xấu như 10 năm trước?

    05:00, 30/04/2023

  • Ngân hàng nào không nghỉ lễ dịp 30/4

    Ngân hàng nào không nghỉ lễ dịp 30/4

    05:00, 29/04/2023

  • Kiểm chứng sức khỏe ngân hàng Việt: 6

    Kiểm chứng sức khỏe ngân hàng Việt: 6 "cơn gió ngược"

    12:00, 29/04/2023

  • Ngân hàng triển khai cơ cấu nợ: Lãnh đạo ngành và CTCK nói gì?

    Ngân hàng triển khai cơ cấu nợ: Lãnh đạo ngành và CTCK nói gì?

    11:17, 28/04/2023

  • First Republic Bank tiếp diễn đà khủng hoảng hệ thống ngân hàng?

    First Republic Bank tiếp diễn đà khủng hoảng hệ thống ngân hàng?

    05:30, 28/04/2023

  • SHB Finance chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý

    SHB Finance chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý

    18:00, 26/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phiếu “vua” vẫn “vững ngai”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO