Coca Cola đã cho thấy trong nhiều trường hợp, mua lại đối thủ cạnh tranh chính là phương án phát triển sản phẩm hiệu quả nhất.
Bên cạnh mảng nước ngọt cốt lõi, Coca Cola đang đầu tư mạnh vào các sản phẩm điện giải. Vào năm 2018, công ty đã chi 300 triệu USD để mua 15% cổ phần của BodyArmor, công ty sản xuất đồ uống thể thao làm từ nước dừa.
Đến ngày hôm qua, Coca Cola đã công bố kế hoạch thâu tóm toàn bộ mảng kinh doanh của BodyArmor với giá 5,6 tỷ USD - thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của hãng.
Đâu là những lý do thúc đẩy Coca Cola thực hiện thương vụ này?
Doanh số của BodyArmor đang trên đà đạt 1,4 tỷ USD trong năm nay, mặc dù doanh số bán hàng của Gatorade vẫn cao hơn 5 lần vào năm 2020. Thị phần của BodyArmor trong thị trường đồ uống thể thao đã tăng 6 lần trong bốn năm qua, vượt qua nhãn hàng Powerade đã 30 năm tuổi của Coca Cola.
Bên cạnh đó, nhờ việc xây dựng thương hiệu “lành mạnh” và quan hệ đối tác với các vận động viên chuyên nghiệp như Naomi Osaka và Mike Trout, doanh thu của BodyArmor đã tăng gấp 6 lần kể từ năm 2018.
Thị trường đồ uống chức năng được định giá hơn 100 tỷ USD vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030. Các thương hiệu giải khát lớn đang “tranh giành” nhau trong mảng này: Pepsi mua Rockstar Energy với giá 4 tỷ USD vào năm ngoái, Coca Cola mua lại công ty sữa protein Fairlife, và Dr. Pepper mua thức uống trái cây ít đường Bai với giá 1,7 tỷ USD.
Coca Cola đã cho thấy trong nhiều trường hợp, mua lại đối thủ cạnh tranh có thể là phương án hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với các công ty tiêu dùng khổng lồ.
Đối với Coca Cola, việc mua và phân phối các nhãn hiệu sức khoẻ hiện có như BodyArmor nhanh hơn là phát triển và tiếp thị nội bộ các nhãn hiệu mới - đặc biệt là vì công ty này nổi tiếng với các loại nước ngọt có đường.
Đó là lý do tại sao gã khổng lồ Mars đã mua lại thanh năng lượng Kind vào năm ngoái và Nestlé đã mua lại thương hiệu có nguồn gốc thực vật là Sweet Earth khi Nestlé muốn mở rộng sang mảng thịt thực vật.
Có thể bạn quan tâm