Công nghiệp hóa nông nghiệp theo cách của Nhật Bản

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, thông tin một quả xoài của Nhật Bản hiện có giá bán 800.000 đồng lại một lần nữa đặt ra câu hỏi cho nông sản Việt về việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm trái cây Việt.

Trên thực tế, các chuyên gia đều đánh giá, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao tương tự. Tuy nhiên còn rất ít ỏi.

Xuất khẩu xoài Việt sang thị trường Úc, tuy nhiên giá trị chỉ bằng 1/10 giá xoài Nhật Bản. Ảnh: Thy Hằng

Xuất khẩu xoài Việt sang thị trường Úc, tuy nhiên giá trị chỉ bằng 1/10 giá xoài Nhật Bản. Ảnh: Thy Hằng

Yếu điểm chế biến và bảo quản 

Mặc dù chưa được như câu chuyện xoài “nước bạn” nhưng chúng ta từng có 12 quả vải thiều giá 430.000 đồng, thanh long giá 200.000 đồng/ kg, thậm chí tía tô 700 đồng mỗi lá…tất cả đều xuất sang thị trường Nhật.

Điều đáng nói, những sản phẩm này không nhiều và để đủ tiêu chuẩn xuất vào các thị trường khó tính với mức giá kể trên, nông sản phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt từ sản xuất đến bảo quản và chế biến.

Trong khi đó, bảo quản và chế biến nông sản luôn là điểm yếu của nông nghiệp Việt. Chia sẻ với DĐDN, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, Việt Nam yếu hẳn về kế hoạch, công nghệ dự trữ, chế biến sâu cho nông sản. Nếu thay đổi được điều này, giá trị nông sản Việt sẽ cao hơn nhiều lần. Câu chuyện đóng gói, bảo quản và chế biến quả xoài của Nhật Bản là minh chứng. 

Để có những quả xoài xuất khẩu giá bán 800.000 đồng/quả, từng quả xoài Nhật Bản bọc riêng trong những chiếc túi nilon, lót thêm một lớp lưới xốp chống dập nát và cuối cùng là đặt trong một chiếc hộp nhựa trong suốt có dán tem mác, mã vạch đầy đủ, bán theo quả. Thậm chí, có những quả xoài đỏ Nhật Bản nặng chỉ từ 350-400 gram nhưng giá bán lên đến 1,7 triệu đồng. Như vậy, nếu tính theo cân, xoài Nhật đắt gấp cả 100 lần giá xoài của Việt Nam. 

 Đấu giá sản phẩm nông sản

Bởi vậy, ông Phú kiến nghị, cần có sự hỗ trợ của nhà nước về công nghiệp chế biến và dự trữ cho doanh nghiệp và người dân. Như tại Nhật Bản, Chính phủ nước này hỗ trợ, khuyến khích người nông dân tham gia hợp tác xã để đủ tài chính sở hữu các kho trữ lạnh, bảo quản tốt nông sản khi tới tay người tiêu dùng.

Thậm chí, Nhật Bản còn xác định tâm thế biến nông nghiệp thành ngành công nghiệp thứ sáu. Nói như, ông Hiroshi Matsuura- đại diện Đại sứ quán Nhật Bản: “Chính phủ tạo cơ chế để không chỉ sản xuất thông thường mà còn gia công, chế biến nhiều sản phẩm khác nhau từ một loại nông sản. Chỉ riêng việc cắt rau, củ quả và đóng gói cũng đã là một doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản”.

Tương tự Nhật Bản, ông Phú còn cho biết tại Đức, quốc gia này cũng có kho lúa, kho bắp cải…hàng nghìn tấn được Chính phủ xây dựng để người nông dân có thể gửi vào đó để bảo quản miễn phí.

“Trong khi đó, tại Việt Nam lúa thu hoạch lên để bên vệ ruộng, cá vớt lên mấy tiếng là ươn. Bởi vậy, Chính phủ cần quan tâm hơn tới vấn đề này", ông Phú cho biết.

Không riêng về chế biến, Nhật Bản cũng được nhắc tới như một mô hình điển hình về tiêu thụ nông sản. Theo đó, mọi mặt hàng liên quan đến nông sản như lương thực, thực phẩm, hoa cây cảnh…đều giao dịch thông qua chợ đấu giá. Nhật Bản có hàng trăm các chợ đấu giá ở tất cả các tỉnh, thành. Các chợ này do Bộ Nông nghiệp cấp giấy phép hoạt động. Chi phí xây dựng phần thô, máy móc do Chính phủ đầu tư, phần còn lại như hệ thống máy tính công ty tự trang bị. 

Từ mô hình của Nhật Bản, Chuyên gia Vũ Vĩnh Phú nhận định Việt Nam cũng có thể phát triển mô hình chợ nông sản như vậy. Thậm chí là tổ chức sàn đấu giá. Có vậy, sản xuất nông nghiệp mới phản ánh đúng quan hệ cung cầu, tránh được tình trạng "người bán bị người mua ép giá hay người mua bị người bán nâng giá" như ở thị trường tự do. 

Ở Nhật, để tham gia các phiên chợ đấu giá, nông dân Nhật chỉ cần tập hợp lại thành từng nhóm hay HTX để chung nhau mã số, một tài khoản ngân hàng và thương hiệu mà không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Đây cũng là một trong những phương thức hữu hiệu để Nhật Bản vận động thành công nông dân chuyển đổi từ sản xuất kinh tế hộ nhỏ lẻ sang hình thức liên kết kinh tế tập thể, HTX sản xuất hàng hóa. 

Tuy nhiên, để triển khai được theo mô hình này, không chỉ cần sự tham gia của các chủ thể trong chuỗi sản xuất và chế biến nông sản, còn cần có sự chung tay của Chính phủ, Bộ ngành liên quan trong việc tạo sân chơi cho doanh nghiệp và nông dân trong cuộc đua nâng cao giá trị nông sản Việt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công nghiệp hóa nông nghiệp theo cách của Nhật Bản tại chuyên mục Thị trường - Sản phẩm của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608854 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608854 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10