Công ty “ma” và “kẽ hở” quản lý - Bài 2: Khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp có lỗ hổng?

NGUYỄN GIANG 18/07/2024 03:30

Sau hàng loạt vụ án bị triệt phá khi các đối tượng lập hàng trăm, hàng nghìn công ty “ma” làm công cụ phạm tội. Nhiều ý kiến hoài nghi phải chăng khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp có lỗ hổng?

>>Công ty “ma” và “kẽ hở” quản lý - Bài 1: “Giật mình”… các vụ án

ihihih

Bị cáo Trương Mỹ Lan trong một phiên toà

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, trong đại án Vạn Thịnh Phát với những con số “kinh hoàng” cả về số lượng công ty “ma” được thành lập và số tiền gây thiệt hại. Bà Trương Mỹ Lan giao việc thành lập các công ty "ma" cho bà Đặng Phương Hoài Tâm (trưởng phòng Văn phòng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) phụ trách đầu mối chính tìm thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò: người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên công ty TNHH, tìm địa chỉ đặt trụ sở, chọn ngành nghề kinh doanh... cho phù hợp với yêu cầu của bà Lan và đồng phạm.

Bản án sơ thẩm xác định trong số 875 khách hàng vay vốn đứng tên 1.284 khoản vay tại SCB của nhóm bà Trương Mỹ Lan (gồm 440 cá nhân và 435 pháp nhân) đều được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.

Hơn 1000 công ty được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thành lập thực chất không hoạt động kinh doanh, nhưng để tránh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, nhân viên cấp dưới là kế toán, quản lý, nhân viên báo cáo thuế được chỉ đạo nghe điện thoại theo số đã đăng ký, quản lý con dấu như một công ty đang hoạt động.

Trong bản án đã phát hành, thông qua vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng một số vụ án kinh tế trong thời gian qua, hội đồng xét xử nhận thấy xuất hiện tình trạng các bị cáo lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong công tác đăng ký, cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Do đó, hội đồng xét xử đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về việc đăng ký thành lập và quản lý doanh nghiệp, phải kiểm soát chặt chẽ đầu vào và công tác hậu kiểm để tránh trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng đăng ký thành lập công ty để phục vụ các mục đích trái pháp luật.

Cuối tháng 6 vừa qua, vụ việc người phụ nữ tại TP Hồ Chí Minh lập 116 công ty “ma” bị bắt vì tội rửa tiền tiếp tục bùng nổ dư luận và câu chuyện có hay không “lỗ hổng” ở khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp tiếp tục được đưa ra mổ xẻ, phân tích.

Vì sao trong thời gian ngắn, một cá nhân có thể dùng một căn cước công dân để lập đến 116 công ty? Đáng lưu ý 116 công ty này đều đăng ký tại TP.HCM và do người Việt Nam đăng ký thành lập nhưng lại với tên nước ngoài và do chi cục thuế quận huyện quản lý. Trong vụ án này, một số chuyên gia pháp lý đã nhận định, có thể ngay từ đầu chủ doanh nghiệp đã "có ý đồ" khi lập hàng trăm doanh nghiệp và đặt tên nước ngoài như vậy hòng qua mặt cơ quan chức năng. Và vấn đề đặt ra ở đây là phải chăng khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp đang tồn tại nhiều "kẽ hở" để các đối tượng lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật?

>>“Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài cuối: Giải pháp “vá” túi ngân sách

ihihihihih

Cơ quan chức năng khám xét nhà đối tượng trong vụ người phụ nữ tại TP Hồ Chí Minh lập 116 công ty “ma” để rửa tiền.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật Đại La (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp, nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để có thể gia nhập thị trường.

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tự cung cấp thông tin về vốn, điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh với thủ tục đơn giản. Tại nhiều địa phương, doanh nghiệp có thể đăng ký trực tuyến các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo luật sư Biên, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thành lập.

Hiện nay quy định pháp luật không hạn chế số lượng cá nhân thành lập doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp được triển khai theo nguyên tắc “tiền đăng, hậu kiểm”, cho nên sau khi các các nhân thành lập doanh nghiệp thì cơ quan quản lý sẽ tăng cường khâu hậu kiểm chặt chẽ”, luật sư Biên phân tích.

Tuy nhiên, theo vị luật sư này, cũng chính bởi thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa, cơ quan nhà nước chỉ tiếp nhận thông tin hợp lệ do người đăng ký tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Do đó không loại trừ trường hợp các đối tượng thuê hoặc mạo danh người khác để thành lập doanh nghiệp nhằm thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Nhưng cũng không đáng lo, đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ là khâu “đánh trống ghi tên”. Để hoạt động được thì còn phải thực hiện nhiều quy định về ký tên, vốn, trụ sở, lao động, thuế, tài khoản ngân hàng… thì không dễ gì mà tráo người được. Tất nhiên, để ngăn chặn tình trạng này thì công tác hậu kiểm của các cơ quan liên quan như đăng ký kinh doanh, thuế… cần được tiến hành thường xuyên hơn. Chẳng hạn sau khi cấp phép đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cơ quan chức năng cần rà soát, kiểm tra tính xác thực về thông tin căn cước công dân, điện thoại, địa chỉ của chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật. Với hệ thống dữ liệu quốc gia tập trung về cư dân đang xây dựng thì xử lý việc này không khó”, luật sư Nguyễn Đức Biên nói.

Đồng quan điểm, từng chia sẻ trên tờ Pháp luật TP. HCM về nội dung này, bà Nguyễn Thị Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KH&ĐT cũng cho biết, hơn 20 năm qua, thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh. Sau 22 năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng từ 14,5 ngàn doanh nghiệp năm 2000 lên 148,5 ngàn doanh nghiệp trong năm 2022 (tăng 10,2 lần).

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, cũng có bộ phận doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp để kê khai không trung thực, không chính xác, thậm chí giả mạo thông tin để thành lập doanh nghiệp với mục đích vi phạm pháp luật. Bà Việt Anh cho biết, theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam coi trọng hậu kiểm trong quản lý doanh nghiệp.

Bởi vì đăng ký doanh nghiệp là quyền tự do kinh doanh đã được hiến định, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ “ghi nhận” ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký do doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm và trong ba ngày sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng cơ chế quản lý “tiền đăng, hậu kiểm””, bà Việt Anh chia sẻ.

Trước quan điểm cần siết chặt việc đăng ký kinh doanh để hạn chế tình trạng này, bà Việt Anh cho rằng, hoàn toàn không nên bởi nếu siết chặt thủ tục khai sinh doanh nghiệp sẽ đi ngược lại chủ trương của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, không phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Quyền tự do kinh doanh của công dân là quyền hiến định nhưng luật pháp cũng quy định rõ các nghĩa vụ của doanh nghiệp, được nêu trong Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác”, bà Việt Anh nói.

Còn nữa…

Có thể bạn quan tâm

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài cuối: Giải pháp “vá” túi ngân sách

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài cuối: Giải pháp “vá” túi ngân sách

    03:40, 17/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 8: Xuất khẩu “giả”, hoàn thuế “thật”

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 8: Xuất khẩu “giả”, hoàn thuế “thật”

    03:50, 16/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 7: Gian nan quản lý thuế với thương mại điện tử

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 7: Gian nan quản lý thuế với thương mại điện tử

    03:50, 15/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 6: “Lúng túng” thu thuế chuyển nhượng bất động sản

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 6: “Lúng túng” thu thuế chuyển nhượng bất động sản

    03:50, 14/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 5: Chiêu bài “công ty ma”

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 5: Chiêu bài “công ty ma”

    11:30, 13/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 4: Nghi vấn “lỗ giả” của nhiều “ông lớn” FDI

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 4: Nghi vấn “lỗ giả” của nhiều “ông lớn” FDI

    03:50, 12/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 3: “Hô biến” xuất xứ hàng hóa

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 3: “Hô biến” xuất xứ hàng hóa

    04:05, 11/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 2: Những màn “ảo thuật” với thuế nhập khẩu

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 2: Những màn “ảo thuật” với thuế nhập khẩu

    03:40, 10/08/2022

  • “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 1: “Che” thu nhập, “giấu” doanh thu

    “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 1: “Che” thu nhập, “giấu” doanh thu

    04:00, 09/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty “ma” và “kẽ hở” quản lý - Bài 2: Khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp có lỗ hổng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO