Khách du lịch đã hủy hết đặt phòng vì không xin được visa và cũng sợ đi lại mùa dịch bệnh. Hầu hết homestay đều đóng cửa để không. Doanh thu giảm 60%.
Chủ một căn Airbnb (một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động) trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM chia sẻ về tác động của dịch COVID-19.
Mặc dù đã được chủ căn hộ chấp nhận giảm tiền thuê tạm thời nhưng vẫn rất khó khăn. Chủ căn Airbnb này đang định cho thuê dài hạn để cầm cự qua mùa dịch. Sự ảm đạm này là tình hình chung khiến hàng loạt chủ homestay, Airbnb đồng loạt rao cho thuê phòng dài hạn với chào mời khẩn thiết như “rẻ động trời”, “rẻ sập sàn”....
“Nếu quý này hết dịch thì chắc cũng phải đến tháng 9 thị trường mới sôi động trở lại. Còn nếu quý sau mới hết dịch thì cầm chắc là cả năm nay phải gánh lỗ”, chủ căn Airbnb nhận xét.
Cho thuê để“cầm cự”
Một chủ căn hộ Airbnb tại Hà Nội cũng vì không thể cầm cự nổi với COVID-19 đã buộc phải tìm người nhượng lại nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thấy có người hỏi thăm. “Dịch này ảnh hưởng toàn cầu nên ai cũng khó khăn. Giờ mà nhận nhượng lại thì chắc cũng ôm nhà 2-3 tháng để không, nên người có tiền cũng chần chừ đợi tình hình”, vị này thừa nhận.
Có thể bạn quan tâm
00:00, 20/03/2020
16:54, 19/03/2020
14:18, 19/03/2020
04:00, 19/03/2020
02:39, 19/03/2020
Căn hộ đang kinh doanh của chủ căn hộ Airbnb tại Hà Nội rộng 80 m2, 3 phòng ngủ. Trong tháng 2/2020, tỷ lệ lấp đầy vẫn ở mức 80%. Tuy nhiên, sang tháng 3, du lịch gần như đóng băng và dịch bệnh lan rộng nên chủ căn hộ này đã quyết định tạm đóng cửa để đảm bảo an toàn.
Chủ căn hộ chấp nhận giảm 2 triệu tiền nhà mỗi tháng cho các tháng 5, 6, 7 nhưng cũng không thể cầm cự nổi. “Tiền thuê nhà vẫn cao mà cả tháng không có khách thì cũng chết. Tôi cũng đang rao cho thuê lại dài hạn nhưng không khả thi lắm vì phần lớn mọi người đang có xu hướng về quê tránh dịch hoặc thu nhập giảm nên không có tiền thuê”, vị chủ căn hộ nói.
Chủ một homestay tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ, hiện đang phải chi trả khoảng 25 triệu đồng mỗi tháng thuê lại hai căn nhà trên khu phố cổ phục vụ kinh doanh homestay. Với việc khách đã đặt thì liên tiếp hủy phòng, khách mới thì không thấy đâu, khiến ông chủ này đứng trước nguy cơ lỗ ròng nhiều tháng. “Hàng hóa khác không bán vẫn còn đó, chứ phòng nghỉ mà không có khách thì mình lỗ nguyên tiền thuê nhà”, chủ homestay than thở.
Nhiều chủ khách sạn vừa và nhỏ tại khu phố cổ Hà Nội cho biết, hiện tỷ lệ lấp đầy đang rất thấp do thiếu nguồn khách quốc tế. Cả chủ khách sạn và chủ homestay đều khẳng định sẽ lỗ lớn trong những tháng dịch COVID-19.
Còn theo chia sẻ của một quản lý tại khách sạn khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), COVID-19 lan rộng khiến cho số lượng khách du lịch giảm xuống, kéo theo doanh thu giảm cùng, khách sạn chỉ “gồng mình” được hai tuần, sau đó bắt đầu cho nhân viên nghỉ không lương luân phiên ba ngày mỗi tuần.
“Nếu trước đây công suất phòng thường duy trì ở mức 80-90%, mùa cao điểm lên đến hơn 90% thì hiện nay công suất phòng chỉ khoảng 15%. Cho nhân viên nghỉ luân nghiên các ngày trong tuần cũng chỉ là giải pháp tạm thời, nhiều nơi đã phải cắt giảm nhân sự vì không kham nổi chi phí”, quản lý khách sạn cho biết.
Khả dĩ nhất vẫn là "chủ động" đóng cửa
Sau một thời gian vật lộn với những phương án chống chọi để khắc phục những tổn thất do dịch COVID-19, nữ sáng lập Golden Sun Hospitality Team đã không còn sự lựa chọn nào khác là buộc phải đóng cửa hai khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel & Spa và Hanoi Emerald Waters Hotel Trendy.
Nữ sáng lập Golden Sun Hospitality Team ngậm ngùi, ban đầu khi dịch COVID-19 mới bùng phát mạnh ở Vũ Hán thì vẫn có thể chống chọi. Nhưng khi dịch lan rộng ra nhiều nước thì phương án khả dĩ nhất là đóng cửa.
Chủ một homestay ở khu phố Tây Bùi Viện (TPHCM) bày tỏ, trong gần ba năm kinh doanh, chưa bao giờ homestay lại bị khách hủy phòng nhiều như dịch COVID-19 này. Và theo nhận định của những người trong ngành, câu chuyện trên không chỉ diễn ra ở một, hai khách sạn mà đang trở thành thực trạng buồn trong ngành dịch vụ lưu trú nói chung.
Thị trường kinh doanh homestay tại Hà Nội, TP. HCM bùng nổ từ những năm 2017, khi làn sóng du lịch trực tuyến, du lịch tự túc của giới trẻ nổi lên cùng lúc với thị trường căn hộ chung cư sôi động, nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, giới kinh doanh lĩnh vực này thừa nhận mức độ cạnh tranh ngày một cao.
Tại các thành phố lớn, do nguồn cung dồi dào, nhiều chủ homestay chạy theo một “cuộc đua xuống đáy”, liên tục phá giá, khiến biên lợi nhuận ngày càng mỏng, nhất là với những người không sở hữu bất động sản mà phải đi thuê để kinh doanh. Do vậy, chỉ cần có biến động về lượng khách quốc tế như dịch COVID-19 này thì nhiều người sẽ lập tức phải rời cuộc chơi.
Hiện tại, giới kinh doanh vượt qua điêu đứng bằng 3 cách.
Thứ nhất, những chủ homestay sở hữu sẵn nhà thì chi phí gần như bằng 0. Họ chấp nhận “rảnh rỗi” cho qua dịch để làm ăn tiếp.
Thứ hai, những chủ homestay phải đi thuê mặt bằng thì kẻ thắng là người vốn mạnh, quyết tâm giữ lại dự án, rao cho thuê dài hạn để chờ qua mùa dịch khởi động lại.
Thứ ba, những chủ homestay là những người chưa tích lũy được vốn nhiều thì đành tìm cách sang nhượng để chốt lỗ, chia tay thị trường.