[COVID-19] Doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' hiến kế vượt khó

Khánh Hà 13/03/2020 01:41

Masan, Vingroup, Thaco, Vietjet, BRG..., những doanh nghiệp tư nhân đầu ngành đã có nhiều kiến nghị thiết thực với Thủ tướng trong buổi gặp sáng 12/3 nhằm khơi thông khó khăn do COVID-19 gây ra.

Chia sẻ với các giải pháp phòng chống dịch mà Chính phủ đã và đang triển khai, lãnh đạo các tập đoàn lớn đều thể hiện đồng tình, nhất là nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép vừa chống dịch tốt - vừa phát triển sản xuất kinh doanh”.

Cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng vào điều hành Chính phủ - Ảnh: CP

Cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng vào điều hành Chính phủ - Ảnh: CP

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, cho biết để hạn chế tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm, sốt giá thì các nhà máy chế biến thực phẩm của DN đang chạy hết công suất, đặc biệt là thịt heo. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng là thời cơ rất tốt để thúc đẩy thương mại điện tử. “Tập đoàn đang có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà vẫn được phục vụ chứ không cần trực tiếp đến siêu thị”, ông Quang nói. Đặc biệt, vị này cho hay, với xuất khẩu thì đây cũng là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường khi chuỗi cung ứng nhiều ngành đặt ở Trung Quốc bắt đầu gặp vấn đề.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco, cho hay dù giữa bối cảnh dịch bệnh khó khăn nhưng vẫn có cơ hội cho DN đầu tư phát triển, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, Thaco đã chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực này cũng là để tận dụng các thế mạnh của mình như cơ khí, logistics.

Trong khi đó, dù cho biết bị ảnh hưởng nặng nề song các DN ngành du lịch, dịch vụ vẫn cho thấy tinh thần chủ động, lạc quan. Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel nhận định các biện pháp của Chính phủ về giảm bớt luồng khách từ nước ngoài là cần thiết, bởi chống được dịch, ổn định tâm lý, có môi trường an toàn thì người dân mới an tâm đi du lịch. Đó cũng là lý do hãng lữ hành này mở chiến dịch “Việt Nam an toàn” để kích cầu. Vị này cũng kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp truyền thông nhằm “giải tỏa tâm lý” quá lo sợ đang đè nặng trong dân.

Ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup thì nhấn mạnh đến việc Chính phủ cần rà soát lại quy định, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa để khi dịch chấm dứt thì các DN sẽ “rộng tay rộng chân hơn” để phát triển.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG, cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đã có 12.000 lượt khách hủy đặt buồng phòng khách sạn mà doanh nghiệp này quản lý. Tương tự, nhiều lượt đặt chơi golf cũng hủy theo.

Bà cho rằng Bộ Tài chính đang dự thảo cho doanh nghiệp chậm nộp thuế 5 tháng là “rất quý”, nhưng đề nghị tăng thêm thời gian. Cụ thể, Chủ tịch BRG đề xuất tăng thời gian chậm nộp thuế lên 9 tháng hoặc 1 năm, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, gia hạn việc nộp các khoản thuế khác từ tháng 2 đến tháng 6.

Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet, đề xuất cần có các giải pháp giảm thuế, phí; trong đó đối với hàng không, miễn thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, miễn giảm từ 50% tới 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không như chi phí cất hạ cánh, các chi phí tại các cảng hàng không; giãn thời gian nộp các loại thuế, phí ít nhất 6 tháng.

Lãnh đạo Vietjet cũng chỉ ra sự cần thiết triển khai đồng bộ các gói giải pháp kích cầu tiêu dùng, du lịch. Trong giai đoạn này, theo bà Yến Phương, cần thúc đẩy thu hút đầu tư, trong đó bao gồm hạ tầng hàng không như nhà ga, sân đỗ, các công trình hàng không... thúc đẩy đầu tư công; khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài thông qua các biện pháp như hỗ trợ thủ tục, chính sách ưu đãi thuế tuỳ theo ngành nghề đầu tư.

Doanh nghiệp này cũng đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đánh vào giá xăng dầu. Theo vị này, hiện chi phí nhiên liệu của hãng bay là 30-40%. Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đánh vào xăng dầu là 3.000 đồng/lít xăng, tương ứng khoảng 22% giá xăng. Trong bối cảnh hiện nay, giá xăng dầu giảm, nhưng thuế thì không nên doanh nghiệp vẫn phải mất một khoản chi phí lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • [COVID-19] Nghĩ về điều lạc quan, tích cực trong lúc khó khăn cũng là cách để chiến thắng dịch bệnh

    [COVID-19] Nghĩ về điều lạc quan, tích cực trong lúc khó khăn cũng là cách để chiến thắng dịch bệnh

    16:39, 13/03/2020

  • Thấy gì từ việc châu Âu chia rẽ do COVID-19?

    Thấy gì từ việc châu Âu chia rẽ do COVID-19?

    16:14, 13/03/2020

  • [COVID-19] Doanh nghiệp cầm cự... chờ gói hỗ trợ

    [COVID-19] Doanh nghiệp cầm cự... chờ gói hỗ trợ

    15:33, 13/03/2020

  • COVID-19 giai đoạn 2: Cách nào giúp Việt Nam chống lại virut?

    COVID-19 giai đoạn 2: Cách nào giúp Việt Nam chống lại virut?

    12:00, 13/03/2020

Đồng tình, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc FLC, cho biết doanh nghiệp đang giảm sâu giá vé máy bay, trong khi vẫn phải thanh toán lệ phí dịch vụ tại sân bay. Vị này đề xuất giảm chi phí, giãn tiến độ thanh toãn, giảm giá xăng dầu.

Các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như các giải pháp miễn, giảm, giãn nộp thuế, phí, thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cơ cấu lại các khoản nợ…

Có ý kiến kiến nghị miễn thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, miễn giảm từ 50% tới 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không.

Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng lúc này Chính phủ cần ổn định tâm lý cho người dân, doanh nghiệp, để bình tĩnh tìm cơ hội phát triển cho từng ngành, lĩnh vực. Bà nhấn mạnh, có nhiều lĩnh vực vẫn có thể phát triển trong bối cảnh dịch. Vị này cũng mong muốn nhân cơ hội dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ tái cơ cấu nhanh hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp, sớm đưa hàng hóa nông sản Việt Nam tiệm cận tiêu chuẩn thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[COVID-19] Doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' hiến kế vượt khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO