Đầu năm, thương chiến Mỹ-Trung đã dịu bớt sau thỏa thuận giai đoạn I, trong khi Washington, Brussels tìm được đồng ý về quy tắc thương mại toàn cầu mới. Tuy nhiên, COVID-19 xuất hiện và phá vỡ tất cả.
Và việc các quốc gia trên toàn thế giới đưa ra những áp đặt cho 222 mặt hàng xuất khẩu vào nguồn cung cấp y tế và thuốc men. Rất tự nhiên, thuế suất lên gấp hơn 20 lần so với mức thông thường đối với các sản phẩm y tế. Theo các chuyên gia, đại dịch đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu tước đi chuỗi bảo vệ y tế thiết yếu của người dân và phá vỡ nguồn cung cấp thực phẩm, cũng như đe dọa tình trạng việc làm.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn cắt quan hệ với Trung Quốc, Liên minh châu Âu cũng đang lên kế hoạch cho các rào cản đối với đầu tư từ Trung Quốc và tại các nơi khác, Trung Quốc đang đưa ra những yêu sách về nhập khẩu thiết bị y tế từ nước này. Mặc dù trước đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo miễn thuế đối với một số sản phẩm y tế nhập khẩu của Trung Quốc theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì mức thuế 25% đối với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh.
Và dù mới đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nhà lãnh đạo EU đã gặp nhau tại Brussels. EU đang kỳ vọng Bắc Kinh sẽ thực hiện tốt lời hứa của mình để cho phép các công ty châu Âu tiếp cận thị trường nước này nhiều hơn. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đề nghị hợp tác sâu hơn về COVID-19 và kêu gọi EU nới lỏng kiểm soát xuất khẩu.
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và EU đang "nín thở" chờ Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Các chuyên gia cho rằng, chỉ có việc Biden thắng cử là cơ hội duy nhất để quan hệ Mỹ-Trung trở lại thời kỳ nồng thắm. Reinhard Buetikofer, một chuyên gia thương mại của Greens trong Nghị viện châu Âu, đang lên dự báo kỳ vọng cho việc quay trở lại những “năm tháng vàng” của Chính quyền Obama nếu Biden giành chiến thắng.
Cecilia Malmstrom, cựu giám đốc thương mại của EU nói rằng, có một xu hướng đáng ngại đối với chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới và sự tái xuất của các xung đột thương mại đã bắt đầu khi xảy ra cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.
Chỉ trong vòng hai tuần, Mỹ đã rút khỏi các cuộc đàm phán với EU về thuế đối với các công ty kỹ thuật số và cam kết sẽ thiết lập một mức thuế lớn hơn đối với các đối tác của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO). Điều này sẽ đe dọa thuế quan đối với một loạt các sản phẩm mới của châu Âu, bao gồm ô liu tươi, các mặt hàng bánh và rượu gin…
Số liệu của Mỹ cho thấy sự thâm hụt thương mại với EU về hàng hóa và dịch vụ là 109 tỷ, với Trung Quốc là 420 tỷ USD trong năm 2018. Mỹ đang cần phải cân bằng lại mối quan hệ với châu Âu và Trung Quốc, bao gồm cả về thương mại và chính trị. Donald Trump sẽ làm mọi cách để nước Mỹ trở về vị thế "cửa trên" trong các giao dịch thương mại toàn cầu.
Theo các chuyên gia, đây sẽ là lợi ích quốc gia cốt lõi của Hoa Kỳ và là “con bài chưa lật” của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.
Có thể bạn quan tâm