CPTPP góp phần kiến tạo môi trường kinh tế mới

Vũ Đức Tâm 24/10/2018 12:00

CPTPP giúp Việt Nam giảm phụ thuộc thương mại, chủ yếu xuất khẩu vào một hay một số ít đối tác truyền thống.

CPTPP được đánh giá sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam

CPTPP được đánh giá sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam

Quốc hội dự kiến sẽ phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay tại kỳ họp lần này. Đây là một hiệp định được chờ đợi từ lâu và tiên lượng sẽ tác động sâu rộng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội nước ta.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Việt Nam tham gia CPTPP mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới ở Châu Mỹ. Nó cũng giúp mở toang cánh cửa cho dệt may Việt Nam xâm nhập thị trường Australia. Dệt may, da giày chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều cơ hội mới. CPTPP còn là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng lao động.

Một lợi ích gián tiếp khác khi tham gia CPTPP là tạo ra áp lực để Việt Nam cải cách thể chế kinh tế, đáp ứng các tiêu chí, hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường. Chưa kể, tham gia CPTPP sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có năng lực thỏa thuận cao hơn trong trường hợp Mỹ quay lại TPP cũng như khi Việt Nam tham gia vào các FTA khác.

Có thể nói, việc phê chuẩn hiệp định này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, mở ra không gian mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Dệt may Việt vẫn lơ là thị trường nội địa

    03:45, 23/10/2018

  • Hơn 75% nhân lực ngành dệt may đi về đâu trong cuộc cách mạng 4.0?

    05:37, 27/09/2018

  • Dệt may Việt Nam  và “tâm bão” thương mại Mỹ - Trung

    07:50, 22/09/2018

  • Xuất khẩu dệt may vào Mỹ và nỗi lo hàng Trung Quốc "đi đường vòng"

    05:10, 05/09/2018

  • Dệt may Việt và cuộc "rượt đuổi" vào thị trường Hàn Quốc

    11:00, 28/08/2018

Đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có điểm dừng, trái lại đang ngày càng quyết liệt thì việc tham gia CPTPP cùng với EVFTA có thể được Hội đồng châu Âu phê chuẩn vào cuối năm nay sẽ tránh cho chúng ta sự phụ thuộc vào một vài nền kinh tế lớn. Mà sự phụ thuộc đó có thể kéo theo sự phụ thuộc về các lĩnh vực khác. Cụ thể nhất, CPTPP giúp Việt Nam giảm phụ thuộc thương mại, chủ yếu xuất khẩu vào một hay một số ít đối tác truyền thống.

Cũng tại kỳ họp lần này, Quốc hội còn xem xét thông qua những dự luật liên quan lĩnh vực kinh tế như: Luật Quy hoạch sửa đổi nhằm tạo bước đột phá trong công tác lập và quản lý quy hoạch. Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ góp phần giải quyết một loạt khó khăn, vướng mắc hiện nay trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Qua đó, không chỉ thúc đẩy giải ngân nhanh, mà còn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Quốc hội cũng thảo luận, thông qua các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, năm bản lề của việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Đây cũng là năm nước rút thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 – 2020). Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư công và kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, cũng như đánh giá lại các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng...

Như vậy, tiếp sau việc Uỷ ban Châu Âu (EC) thông qua thoả thuận thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), việc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV thông qua CPTPP cùng nhiều quyết sách kinh tế quan trọng khác sẽ kiến tạo nên một môi trường kinh tế mới cho đất nước và các doanh nghiệp cất cánh phát triển!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CPTPP góp phần kiến tạo môi trường kinh tế mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO