Cứu Trump, FED sử dụng “vũ khí” cuối cùng!

Diendandoanhnghiep.vn Lãi suất thấp, dòng tiền dồi dào có ý nghĩa gì khi chu trình kinh tế "sản xuất - lưu thông - tiêu dùng" đều trọng thương?

FED giữ nguyên lãi suất gần 0% có cứu được nền kinh tế Mỹ?

FED giữ nguyên lãi suất gần 0% có cứu được nền kinh tế Mỹ?

Trong hệ thống quyền lực chính trị tại Mỹ, FED - Cục dự trữ liên bang hay còn gọi là Ngân hàng Trung ương Mỹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Là một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới, FED luôn là “đạo diễn” phía sau sự thịnh vượng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ.

FED là ngân hàng hiếm hoi trên thế giới không chịu sự kiểm soát của Chính phủ, đóng vai trò độc lập. Nhờ vậy, trên lý thuyết, các quyết sạch đưa ra sẽ không phục vụ lợi ích cho 1 phe phái nào hết mà chỉ phục vụ cho người dân và các lợi ích công cộng.

Trong lịch sử tồn tại hơn 100 năm, FED không ít lần “hục hặc” với Tổng thống Mỹ. Lần này không ngoại lệ. Đầu tháng 3 năm nay, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu tàn phá kinh tế Mỹ, ông Trump đề nghị FED hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng yêu cầu này chỉ được đáp ứng sau đó hơn 20 ngày!

Từ tháng 3 đến nay, hiện trạng kinh tế Mỹ xấu đi trông thấy cùng với sự lây lan chóng mặt của COVID-19, hàng chục triệu việc làm bị mất, hàng trăm ngàn doanh nghiệp không thể tái hoạt động, giao thương với bên ngoài cũng ngưng trệ.

Rất khó cho ông Trump vì thời gian từ nay đến kỳ bầu cử không còn nhiều, thảm trạng kinh tế, xã hội chính là “mỏ vàng” để đảng Dân chủ khai thác nhằm hạ bệ ông.

Cách đây mấy hôm, FED quyết định không tăng lãi suất, duy trì ở mức gần bằng 0%; đồng thời cam kết tiếp tục thu mua trái phiếu để mở nhiều lối hơn cho nền kinh tế.

Như vậy, với việc hạ lãi suất và thu mua trái phiếu, FED đã sử dụng hết 2 trong 3 công cụ tài chính của mình để cứu nền kinh tế. Và, trên thực tế hai biện pháp trên mới là “quyền lực” thực sự của FED, còn công cụ thứ 3 là “quy định lượng tiền mặt dự trữ” vốn không mấy ý nghĩa.

Nguyên nhân bắt đầu từ quyền lực số 1 của đồng USD trong hệ thống thanh toán quốc tế. Rất nhiều mặt hàng chiến lược như dầu mỏ, vàng,…được định giá bằng USD, đồng thời USD là phương tiện thanh toán chủ chốt trong thương mại toàn cầu.

FED lại là nơi duy nhất được in USD và quyết định về lãi suất của đồng bạc xanh. Về lý thuyết, FED hạ lãi suất sẽ giảm sức mạnh của đồng tiền này, nhưng làm tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và kích thích đầu tư vào Mỹ.

Thông thường, việc giảm lãi suất của FED có hiệu quả hơn khi đi kèm với tăng thu mua trái phiếu chính phủ. Bởi vì khi tăng mua trái phiếu sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông.

Khi tiền nhiều, tức là nguồn cung dồi dào hơn sẽ tác động làm “hạ nhiệt” cầu, qua đó giá trị thặng dư khi kinh doanh đồng tiền này (cho vay) cũng giảm đi - tức là lãi suất sẽ giảm.

FED hạ lãi suất cũng giống như tăng “khuyến mãi” cho khách hàng khi tiêu dùng đồng USD, qua đó kích thích vay tiêu dùng, tác động trực tiếp vào thương mại nội địa, hiệu ứng sẽ lan đến sản xuất, phục hồi kinh tế.

Tổng thống Trump đang vật lộn với nền kinh tế khi bầu cử sắp đến

Tổng thống Trump đang vật lộn với nền kinh tế khi bầu cử sắp đến

Tuy nhiên, FED không phải là “vị thánh” có thể cứu nguy mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể, hạ lãi suất và mua trái phiếu chính phủ không phải lúc nào cũng phù hợp. Hay nói cách khác-biện pháp này chỉ có tác dụng lớn khi nền kinh tế suy thoái chu kỳ, diễn ra trong 1 vài lĩnh vực nhất định.

Tức là, không phải một cú sốc “trên trời rơi xuống” như COVID-19. Để hỗ trợ mấy chục triệu người thất nghiệp, chính phủ Mỹ đã nhanh chóng giải ngân 2.200 tỷ USD phát cho người lao động. Nên nhớ, số tiền này lớn gấp hơn 3 lần giá trị mà FED cam kết mua trái phiếu, khoảng 700 tỷ USD.

Người dân Mỹ đang thừa tiền vì không biết chi tiêu vào đâu do mọi hoạt động bị ngưng trệ. Bloomberg cho rằng, tài khoản cá nhân của dân Mỹ đang tăng lên bất thường, tiết kiệm cá nhân đã chạm ngưỡng kỷ lục 32,2%.

Vậy nên việc FED hạ lãi suất dường như không còn là miếng bánh tín dụng hấp dẫn với người dân!

Cũng giống như nhiều nơi khác, hệ thống ngân hàng Mỹ đang thừa tiền, do nhu cầu vốn của doanh nghiệp chạm đáy. Vấn đề là không phải doanh nghiệp không cần vốn mà là do không thể triển khai sản xuất, kinh doanh - tức là vết thương đã hằn rất sâu vào chu trình kinh tế.

COVID-19 mang đến cuộc khủng hoảng đặc biệt, tên gọi của nó, nếu đầy đủ phải là “ĐẠI SUY THOÁI TOÀN DIỆN”. Khác hoàn toàn về bản chất so với khủng hoảng thông thường. Ví dụ, khủng hoảng tài chính, tiền tệ; dầu mỏ, năng lượng, kinh tế,... tức là chỉ ảnh hưởng một khía cạnh nào đó, nên công cụ lãi suất, vai trò của chính phủ có thể giải quyết được.

COVID-19 làm đảo lộn xã hội, tiến tới đả thương kinh tế, đóng băng vùng miền, lãnh thổ, quốc gia, châu lục, đường đi của cuộc khủng hoảng này hoàn toàn ngược so với trước đây.

Thử xem, nếu có nhiều tiền nhưng không thể mua hàng hóa - đến lượt nó, không có nguyên liệu để sản xuất, khâu lưu thông tắc nghẽn, hàng hóa khan hiếm dần. Thế thì lãi suất thấp, dòng tiền dồi dào có ý nghĩa gì?

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cứu Trump, FED sử dụng “vũ khí” cuối cùng! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714327311 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714327311 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10