Tâm lý NĐT trên thị trường trở lại bi quan và có tín hiệu chưa thể lại tích cực trong ngắn hạn. Nhưng với đà giảm mạnh heienj nay của rất nhiều cổ phiếu, đã đến lúc “bắt đáy” mua vào?
>>> SSI Research: Có kỳ vọng tích cực của chứng khoán Việt Nam trong dài hạn
Từ đầu tháng 9/2022, chúng ta chứng kiến VN30 giảm 15,1% mạnh hơn so với VN-Index giảm 14,9%. Điều này thể hiện nhà đầu tư (NĐT) tổ chức đang bán ra mạnh hơn. Các NĐT tổ chức thường có xu hướng bán mạnh khi lãi suất và tỷ giá có xu hướng tăng.
Các phiên đầu tháng 10 vẫn đang phản ánh tình trạng NĐT tổ chức bán mạnh, NĐT nước ngoài bán ròng gần 400 tỷ VND ở nhóm cổ phiếu VN30 và xấp sỉ 550 tỷ VND trên sàn HSX, khiến VN-Index không giữ được ngưỡng 1.100 điểm. Cầu mua kỳ vọng ngắn hạn yếu, thanh khoản trung bình sàn HSX khoảng gần 11.000 tỷ đồng, ngay cả khi thị trường giảm 4% và nhiều cổ phiếu trong VN30 như HPG, STB, CTG về dưới giá trị sổ sách.
Mốc hỗ trợ mạnh 998 điểm nhìn ở góc độ phân tích kỹ thuật trên biểu đồ tháng đang là vùng hỗ trợ tạm thời trong ngắn hạn và kịch bản xuất hiện các phiên phục hồi tại vùng hỗ trợ ngắn hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, NĐT ngắn hạn cũng nên cẩn trọng với mức điểm số này và vẫn phải đưa ra các chiến lược phòng vệ cho danh mục bởi vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo đang nằm ở ngay phía dưới khu vực 950 điểm. Trong giai đoạn này, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến chiến lược đầu tư, quản lý tài sản, và việc dự báo diễn biến thị trường trong ngắn hạn.
Cập nhật những phiên giao dịch đầu tháng 11, thị trường đã đánh mất ngưỡng 1.000 điểm trong gang tấc. Tâm lý NĐT trên thị trường trở lại bi quan và có tín hiệu chưa thể lại tích cực trong ngắn hạn.
>>>Tìm cơ hội đầu tư trong bất ổn
Rất nhiều NĐT có kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn việc giữ một phần cổ phiếu hoặc có thể lựa chọn việc chờ đợi các cơ hội trở nên rõ nét hơn. Đối với chiến lược giao dịch ngắn hạn, NĐT nên thận trọng chọn điểm mua, điểm bán với tỷ trọng cổ phiếu được kiểm soát tốt – ưu tiên việc quản trị danh mục an toàn. Với các NĐT giá trị có thể mua vào một số cổ phiếu ưa thích với mức giá chiết khấu lớn.
Dự báo diễn biến giá cổ phiếu có thể đúng hoặc sai, nhưng chiến lược quản lý danh mục, giao dịch an toàn vẫn là điều mà các NĐT cần đặc biệt lưu ý. Việc phiêu lưu sang các cổ phiếu đầu cơ cũng rất dễ khiến các NĐT rơi vào tình trạng rủi ro nếu việc “mua nhanh – bán nhanh” không được tuân thủ kỷ luật.
Cơ hội bắt đáy có lẽ phù hợp với các NĐT giá trị hơn khi họ mong muốn mua cổ phiếu ở một vùng giá rẻ hợp lý hơn là việc dự báo giá cổ phiếu sẽ giảm về mức giá nào để họ có thể mua nhiều với mục tiêu lướt sóng.
Có lẽ chiến lược mua gom tích lũy cổ phiếu với tỷ trọng hợp lý sẽ phù hợp hơn so với việc bắt đáy với quan điểm giao dịch ngắn hạn.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 8% trong năm 2022. Trong khi đó, xu hướng chuyển dịch các nhà máy sản xuất, hợp tác liên doanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang phát đi tín hiệu tích cực. Điều này gợi mở cho NĐT nên hướng tới nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp.
Trong môi trường tỷ giá biến động mạnh, lãi suất điều hành tăng thì đầu tư vào nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ như nhóm cổ phiếu bảo hiểm, tiện ích cũng là một trong những lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu viễn thông, dầu khí, bán lẻ cũng đang được dự báo có kết quả kinh doanh năm 2022 khởi sắc. Đây cũng có thể là địa điểm đến của dòng tiền đầu tư trong giai đoạn cuối năm 2022.
Trong giai đoạn này, mục tiêu đầu tư kiểu “giàu nhanh” đã nhường chỗ cho phương án tiếp cận “giàu chậm”. Điều này không chỉ đúng với chiến lược đầu tư trong thời gian dài, mà đúng vào thời điểm hiện tại. NĐT cẩn trọng có lẽ không kỳ vọng nhiều vào khả năng dự báo thị trường, mà quan tâm đến diễn biến cổ phiếu ngắn hạn.
Nhiều cổ phiếu giảm điểm hay tăng điểm đôi khi không có lý do gì đặc biệt. Giá cổ phiếu tăng hay giảm đôi khi phụ thuộc vào kỳ vọng của NĐT, sự bi quan hay lạc quan về tương lai của nền kinh tế, về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Các NĐT cẩn trọng buộc phải có một đánh giá tổng thể về những rủi ro có thể gặp phải nếu đầu tư trong một giai đoạn đang điều chỉnh mạnh như hiện nay.
Các NĐT nên thay đổi chiến lược đầu tư khi thị trường thay đổi để phù hợp với bối cảnh thị trường. Một khi giai đoạn khó khăn của thị trường trôi qua, cơ hội sẽ lại đến khi quá trình điều chỉnh của thị trường kết thúc. NĐT hiệu quả chính là người có phong cách quản trị rủi ro tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm