Đã đến lúc phải sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long 20/02/2019 15:14

Qua hơn 3 năm thi hành, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhóm vấn đề nào sẽ được sửa đổi trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp?

    09:58, 20/02/2019

  • Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư tạo "cảm hứng" cho các quy định chuyên ngành kinh doanh

    09:19, 20/02/2019

  • Sửa đổi Luật Đầu tư: Cần tư duy đột phá mới

    06:30, 20/02/2019

  • Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp

    06:06, 20/02/2019

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình cải cách môi trường kinh doanh, với nhiều quy định mới đã và đang góp phần to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng đối với việc thành lập doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Một là, đã có sự thay đổi tư duy trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, đã thực hiện nguyên tắc “ tiền đăng, hậu kiểm”. Yêu cầu về minh bạch hóa, công khai hóa thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng những điều kiện mà doanh nghiệp phải tuân thủ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Danh mục 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư, kinh doanh tương ứng đã được đăng tải, cập nhật trên Cổng Thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Qua hơn 3 năm thi hành, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, minh bạch.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khẳng định, qua hơn 3 năm thi hành, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, minh bạch.

Hai là, luật đã giải phóng quyền tự do kinh doanh, tối đa hóa quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đã góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Thể hiện số lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn và số vốn tăng thêm đầy ấn tượng đó là tín hiệu rõ ràng cho thấy, niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh khi những doanh nghiệp đang hoạt động, đang thực tế trải nghiệm môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục bổ sung một lượng vốn lớn vào nền kinh tế. Năm 2018, trung bình mỗi tháng có số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tăng 7,8% so với năm 2017. Quy mô doanh nghiệp mới ngày càng lớn hơn khi tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2018 đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2018 từ lực lượng doanh nghiệp tăng 22,8% so với năm 2017.

Ba là, về thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã giảm thời gian, chi phí thực hiện, thể hiện. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được đơn giản hóa tối đa là: người thành lập doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm; cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Xóa bỏ quy định ghi ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ chế quản lý được chuyển hoàn toàn từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhờ bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. giảm đáng kể thời gian xử lý hồ sơ, chi phí thực hiện thủ tục

Bốn là, nâng cao cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, Trong đó, Hệ thống Thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng giúp kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương với người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác có liên quan. Song song với đó, việc thường xuyên có sự trao đổi, đối soát thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với hệ thống của cơ quan thuế đã tạo nền tảng cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời về doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như việc xây dựng, hoạch định chính sách của Chính phủ và bộ, ngành các cấp.

Đặt ra yêu cầu về sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước cùng một cấp, giữa các cấp trong theo dõi, giám sát doanh nghiệp nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định. Đi cùng với đó là những quy định tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể khác có liên quan như các đối tác, khách hàng… tham gia theo dõi, giám sát doanh nghiệp và cả hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền.

Năm là, người dân, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ công, nhanh gọn, thân thiện và minh bạch. Thông qua hệ thống Thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã qua nhiều lần nâng cấp. Hệ thống Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành. Hệ thống này đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.

Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình thi hành cũng đã bộc lộ những bất cập, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của các luật này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đã đến lúc phải sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO