Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút 7 tỷ USD

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển kinh tế địa phương, Đà Nẵng đã lên kế hoạch, tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghiệp mới trong thời gian tới.

Hiện tại, TP. Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 1.066 ha đang hoạt và đang kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các KCN mới với 03 KCN theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung gồm KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, KCN Hòa Nhơn, KCN Hòa Ninh và bổ sung vào quy hoạch 01 KCN mới với tổng diện tích dự kiến khoảng 1.213 ha.

 Đà Nẵng đang tập trung thu hút các dự án về công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ xanh,...

Đà Nẵng đang tập trung thu hút các dự án về công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ xanh,...

Bổ sung quy đất cho doanh nghiệp

Tổng thể, hiện Đà Nẵng đã có 9 KCN, với 7 KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam, 1 KCN được chuyển đổi một phần (KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng) và 1 KCN được chuyển đổi nằm ngoài quy hoạch các KCN thành phố Đà Nẵng giai đoạn tới là KCN Đà Nẵng. Trong tương lai, Đà Nẵng đặt mục tiêu, tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN đến năm 2030 đạt khoảng 10.000 tỷ đồng và 800 triệu USD. Đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút thành công khoảng 7 tỷ USD.

Về các lĩnh vực cụ thể, địa phương này tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực mà Đà Nẵng có tiềm năng như: logistics, giáo dục, y tế, đặc biệt là về công nghệ thông tin, nhằm tạo cú hích cho sự phát triển của thành phố.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty KPMG nhìn nhận, tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào miền Trung cũng khá hạn chế và Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu vực thành lập sau nên còn gặp khó khăn. Vì vậy, ông Hòa cho rằng, Đà Nẵng cần phối hợp với địa phương lân cận có những chính sách thu hút nhà đầu tư công nghệ cao, không nên hành động riêng lẻ. “Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng cần có những cách tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài ở miền Nam, miền Bắc… có nhu cầu mở rộng, phát triển mạng lưới. Đồng thời, cần có chương trình xúc tiến đầu tư tại địa phương đang có nhiều nhà đầu tư hoạt động như Hà Nội, TP.HCM…”, ông Hòa đề xuất.

Ông Nguyễn Công Tiến, Phó trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cho hay, đơn vị đang ưu tiên lựa chọn KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 và KCN Hòa Ninh để đầu tư trước, vì đây là các KCN có điều kiện thuận lợi nhất trong việc thu hồi mặt bằng và triển khai đầu tư, đáp ứng nhu cầu hạ tầng công nghiệp trước mắt cho thành phố Đà Nẵng.

“Tại KCNC, Ban Quản lý tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, kết hợp với nguồn đầu tư ODA để tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật KCNC theo hướng đồng bộ và hiện đại, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên toàn bộ diện tích KCNC giai đoạn 3 nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu - phát triển, sáng tạo, khởi nghiệp, thương mại hóa công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp. Ngoài ra, trên cơ sở dự báo sử dụng đất của điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, triển khai nghiên cứu phương án mở rộng KCNC. Dự kiến, tổng diện tích phát triển KCNC và KCNC mở rộng đến năm 2030 đạt 1.710 ha”, ông Tiến thông tin.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Theo tìm hiểu, tại định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng phấn đấu trở thành một đô thị sinh thái, thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á. Để đạt mục tiêu, Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư các dự án về công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ xanh,...

Tuy nhiên, hầu hết các KCN chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm chủ lực có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn còn nặng về gia công, lắp ráp, chế biến thô, chưa hình thành chuỗi liên doanh, liên kết, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong và ngoài các KCN hình thành tự phát, cục bộ, rời rạc.

Để tiếp tục thu hút đầu tư, Đà Nẵng đã có chính sách hỗ trợ khi nhà đầu tư chọn đầu tư vào KCNC Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ chính sách thuế như Thuế Thu nhập doanh nghiệp 0% trong năm đầu tiên, tiếp theo là 5% trong 9 năm tiếp theo và 10% cho 2 năm kế tiếp. Sau 15 năm, thuế suất Thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ trở về mức tiêu chuẩn là 20%.

Trong năm 2023, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố do HĐND và UBND thành phố ban hành, đặc biệt là Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố.

“Thành phố sẽ tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tiến tới khởi công triển khai đầu tư một số dự án có quy mô đầu tư lớn đã được cấp phép đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện các dự án đã được trao thông báo nghiên cứu đầu tư, ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác...”- ông Minh cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút 7 tỷ USD tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714294911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714294911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10