Dabaco "vỡ mộng" hậu M&A?

Diendandoanhnghiep.vn Việc bắt tay không như kỳ vọng khiến Dabaco phải tính đến phương án mua lại số cổ phần đang nằm trong tay Công ty cổ phần Tập đoàn Kido trong thương vụ M&A hơn 3 năm trước.

Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) cho biết, ông đang cho định giá lại Công ty Chế biến Thực phẩm Dabaco (Dabaco Foods) để mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) trong liên doanh này.

Kỳ vọng về liên kết "môn đăng hộ đối"

Năm 2017, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (Mã: KDC) đã chi 100 tỷ đồng mua phần vốn điều lệ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Chế biến thực phẩm Dabaco - Dabaco Food (vốn điều lệ 200 tỷ đồng) - công ty con của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC).

Hậu M&A Dabaco Food từ công ty con đã trở thành công ty liên kết của Dabaco.

Hậu M&A Dabaco Food từ công ty con đã trở thành công ty liên kết của Dabaco.

Sau giao dịch, DBC chỉ còn nắm 45% vốn (90 tỷ đồng) Dabaco Food, KDC nắm 50% và ông Nguyễn Như So nắm 5%. Sau khi hoàn tất thủ tục, Dabaco Food được chuyển thành công ty cổ phần.

Cú bắt tay được đánh giá đôi bên cùng có lợi khi xét về vị trí địa lý, Công ty chế biến thực phẩm Dabaco có vị trí tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, cách nhà máy thực phẩm đông lạnh của Kido khoảng 15km. Việc nhà máy chế biến có vị trí gần nhà máy thực phẩm đông lạnh thì cả Kido và Dabaco sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Về hệ thống phân phối, mảng thực phẩm đông lạnh Kido có có 4 hệ thống kho lạnh (Bắc Ninh, Củ Chi, Đà Nẵng, Nha Trang), khoảng 100 nhà phân phối, 70.000 điểm bán lẻ và trên 3.500 siêu thị/cửa hàng tiện lợi; 176 xe đông lạnh và cứ 400 km lại có một kho lạnh trung chuyển.

Với thương vụ này, KDC có thể sẽ tham gia vào chuỗi giá trị thực phẩm tươi sống (thịt, xúc xích), đông lạnh và đồ hộp khi vừa tận dụng được nhà máy chế biến vừa có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu thịt sạch đầu vào từ Dabaco.

Điểm đáng chú ý là dù bước đầu sở hữu 50% nhưng công ty con của Dabaco sẽ là công ty gia công và Kido sẽ toàn quyền quyết định về sản phẩm, thương hiệu.

Về phía Dabaco, là doanh nghiệp có chiến lược phát triển lâu dài với chuỗi giá trị 3F (Farm - Feed - Food) từ nông trại đến bàn ăn cùng hệ thống bán lẻ hiện đại và cửa hàng thực phẩm sạch. Bên cạnh đó, từ lâu Dabaco đã có ý định tìm đối tác cho công ty thực phẩm, miễn là sản phẩm được sản xuất bởi Dabaco và có thể được phân phối bởi đơn vị khác. Điều này có vẻ không ảnh hưởng tới chiến lược 3F mà Dabaco theo đuổi.

Thời điểm M&A, Dabaco đang sở hữu 3 trung tâm thương mại và 2 siêu thị đều nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; hệ thống phân phối và tiêu thụ của Dabaco vẫn còn ít, các siêu thị mới tập trung ở Bắc Ninh. Yếu tố tỉnh thành có vẻ là lực cản cho Dabaco giới thiệu và mở rộng thương hiệu sản phẩm, trong khi Kido có mặt trên toàn quốc.

"Vỡ mộng hậu hôn nhân"

Mối lương duyên mới kéo dài chưa đầy 3 năm, nhưng mới đây, người trong cuộc cho biết đang tính toán để mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) trong liên doanh này.

Theo ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Dabaco, mục tiêu ban đầu của thương vụ M&A này, là Dabaco muốn tận dụng nền tảng phân phối khoảng 450.000 điểm bán lẻ hàng khô và 70.000 điểm bán hàng lạnh của Kido để phát triển tốt hơn thị phần và thương hiệu của Dabaco Foods. Trong đó Dabaco Foods lo đầu vào sản xuất và Kido lo đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm những tính toán nêu trên không có kết quả như kỳ vọng.

Dabaco Foods có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, là công ty phụ trách hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ thịt của Dabaco với các sản phẩm chính là xúc xích, thịt hong khói, đồ hộp…

Dabaco Foods hiện có hai nhà máy, trong đó có một nhà máy giết mổ; một công ty chế biến thịt tại Bắc Ninh, là nơi KDC đặt nhà máy thực phẩm đông lạnh thứ 2 của mình.

Các khách hàng hiện tại của Dabaco Foods chủ yếu các chuỗi siêu thị lớn như: Vinmart, Vinmart+, Aeon, Lottemart, Big C, Coopmart…

Trước đó, có nhiều thương vụ mua bán các doanh nghiệp thực phẩm chế biến, trong đó có mảng xúc xích nổi đình nổi đám như Masan mua cổ phần Vissan; Daesang Corp. (Hàn Quốc) chi 32 triệu USD (khoảng 770 tỷ đồng) mua lại 99,99% cổ phần Công ty cổ phần Thực phẩm Đức Việt (Đức Việt) để củng cố thị phần xúc xích đầy tiềm năng ở Việt Nam; Tập đoàn CJ (CheilJedang Corp) mua lại 64,9% cổ phần của Công ty Thực phẩm Minh Đạt với giá trị thương vụ khoảng 13,4 triệu USD, tương đương 305 tỷ đồng...

Quý I/2020, Dabaco đạt doanh thu 3.248 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt trên 340 tỷ đồng, lần lượt tăng 84% và 1.600% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận đã hoàn thành 74% kế hoạch năm.

Kế hoạch kinh doanh năm 2020 phê duyệt từ tháng 1 với chỉ tiêu doanh thu 13.203 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 50% lên 457 tỷ đồng.

Dự kiến Dabaco sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vào 26/4 tại Bắc Ninh. Một số nội dung của cuộc họp là kế hoạch năm 2020 và 5 năm, phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 và năm 2020, bầu nhân sự mới…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dabaco "vỡ mộng" hậu M&A? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714371819 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714371819 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10