Đại biểu Quốc hội chất vấn báo cáo của Chính phủ về biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Thảo luận vào sáng 31/10, ĐBQH tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc đã thẳng thắn nói đến “hạt sạn” trong bản báo cáo của Chính phủ trình bày trước Quốc hội, liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Thảo luận tại Nghị trường sáng 31/10 về tình hình quốc phòng, an ninh, Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa (Tiền Giang), Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, thời gian qua, quốc phòng, an ninh đối ngoại của chúng ta được tăng cường và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa (Tiền Giang), Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định

Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan tâm, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền luôn đặt lên hàng đầu

“Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan tâm, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo”, đại biểu Nghĩa khẳng định.

Theo Đại biểu đoàn Tiền Giang, các lực lượng thực thi nhiệm vụ đã thực hiện đúng đường lối, quan điểm, đối sách của Đảng là kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế để giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế và lợi ích quốc gia, giữ môi trường hoà bình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế.

Đại biểu cũng cho biết, thời gian vừa qua trong dư luận, người dân có hiến kế cách này, cách khác, Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe những ý kiến chính đáng và tâm huyết của nhân dân, đồng thời kiên trì kế thừa truyền thống văn hoá dựng nước của cha ông. Theo Đại biểu, đó là tinh thần dĩ bất biến ứng vạn biến.

Điều gì thuộc về nguyên tắc phải kiên quyết giữ gìn, những vấn đề thuộc về độc lập lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì quyết không nhân nhượng. Nhưng Việt Nam phải có đối sách phù hợp vì truyền thống văn hoá giữ nước của cha ông là hoà hiếu, hoà bình. 

"Từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp, khẳng định tính đúng đắn, chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế", Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Theo Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, phải sử dụng tổng hợp các biện pháp, xây dựng thế trận gắn kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, lịch sử, pháp lý, trong đó lịch sử, pháp lý là một trong những căn cứ quan trọng để khẳng định tính chính nghĩa của Việt Nam theo hiến chương của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 và các điều ước khác mà Việt Nam đã cam kết.

Chia sẻ với các ý kiến trước đó về tình hình Biển Đông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa thống nhất rằng "không có bất kỳ sự nhân nhượng nào khi nói tới bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ". Song ông đề nghị, thông qua các kênh thông tin khác nhau, các cơ quan chức năng cần thông tin kịp thời hơn, đầy đủ hơn cho người dân để "họ yên tâm, tin tưởng vào tương lai, kết quả bảo vệ chủ quyền của đất nước".

Vì sao báo cáo về biển Đông không nhắc đến Trung Quốc?

Cùng ý kiến về vấn đề an ninh quốc phòng, Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, báo cáo của Chính phủ không chỉ để Quốc hội và cử tri đánh giá tình hình đất nước và hoạt động của Chính phủ mà còn là "sử liệu" cho đời sau.

Đại biểu cho rằng, "Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phát triển của đất nước".

Tuy nhiên, Đại biểu thẳng thắn nhắc tới "hạt sạn" trong báo cáo, đó là một mệnh đề thiếu thành phần ngữ pháp khi báo cáo của Chính phủ không nói rõ chủ ngữ của hành động vi phạm nghiêm trọng trên các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế là ai.

"Tại sao trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chúng ta đã nói rõ Trung Quốc là người gây bất ổn ở Biển Đông trước bàn dân thiên hạ, trên diễn đàn quốc tế, nhưng báo cáo đọc trước Quốc hội, cũng là trước đồng bào của mình, lại né tránh?", Đại biểu đặt câu hỏi.

Đại biểu thẳng thắn nhắc tới

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn về né tránh, thay thế việc chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là “nước ngoài” khi nói về biển Đông.

Đại biểu cho rằng, ngay trên diễn đàn Quốc hội cũng vậy, vẫn có Đại biểu né tránh, thay thế việc chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là “nước ngoài”.

“Người dân chúng ta thấy thế nào và người Trung Quốc thấy thế nào về cái tâm thế khó hiểu ấy? Sau này, con cháu chúng ta, những người đọc sử hậu duệ của chúng tôi đọc những văn bản này sẽ nghĩ gì về thời đại chúng ta đang sống?", Đại biểu chất vấn. 

Đại biểu tỉnh Đồng Nai khẳng định, dân tộc Việt Nam có cả một chiều dài lịch sử và trong mối quan hệ với Trung Quốc không chỉ có chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà còn thời kỳ dài hòa hiếu trong quan hệ ngoại giao giữa 2 bên.

"Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm của ông cha chúng ta để giữ ưu thế trong mối quan hệ ấy bảo đảm môi trường hòa bình phát triển. Tôi mong rằng bài học lịch sử ấy sẽ thấm đượm trong hoạt động của thế hệ chúng ta", Đại biểu Dương Trung Quốc khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại biểu Quốc hội chất vấn báo cáo của Chính phủ về biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714108385 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714108385 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10