Nhận định kinh tế số là một trong những xu thế tích cực của xã hội, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đặt mục tiêu phát triển cho lĩnh vực này.
>>Quảng Ninh: Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử
Đến nay, kinh tế số của tỉnh Đắk Lắk đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến ngày 15/6/2023, toàn tỉnh có 1.678 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, lượng giao dịch diện tử đứng thứ 5 toàn quốc với 42.923 giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số đạt 43%. Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ông Nguyễn Tuấn Hà, nhấn mạnh “chuyển đổi số là xu thế tất yếu, cũng là thời cơ để địa phương bắt kịp, đi cùng và có thể vươn lên. Đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt của cuộc sống, góp phần để địa phương bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội, trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên”.
Theo thống kê, tỷ trọng kinh tế số lan tỏa đến ngành, lĩnh vực cả nước là 14,26%. Trong khi đó, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận con số rất khiêm tốn là 8,04%, giá trị gia tăng thêm trên GRDP 2,5%.
Ông Nguyễn Phú Tiến – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, “các hoạt động chuyển đổi số của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Thời gian tới, Đắk Lắk cần tiếp tục tập trung vào thúc đẩy, phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp”.
>>Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất cà phê
Để có những phát triển mới trong tương lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đề nghị các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tích cực chủ động, quyết liệt chỉ đạo, thực hiện các giải pháp đồng bộ. Đồng thời, bố trí nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó, bám sát vào Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt là các chỉ tiêu chưa hoàn thành theo kế hoạch.
Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột phấn đấu đến năm 2030, là điểm hạ tầng kết nối Gigabit giữa các thành phố đô thị loại I trong khu vực. Hình thành điểm nút kết nối trực tiếp tới mạng đường trục quốc gia, hạ tầng băng rộng (cáp quang băng rộng, mạng di động thế hệ mới…) dựa trên IPv6 bao phủ toàn bộ diện tích vùng với tốc độ truy cập cao, chất lượng truy cập ổn định, an toàn. 8 lĩnh vực sẽ được ưu tiên chuyển đổi số gồm: nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông vận tải và logistic, công nghiệp và năng lượng, tài nguyên và môi trường, du lịch, tài chính - ngân hàng. Phấn đấu đưa kinh tế số đóng góp vào GRDP của địa phương ít nhất 30% hàng năm.
Có thể bạn quan tâm
Tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế số
00:07, 17/09/2023
Công bố định kỳ tỷ trọng kinh tế số trong GDP hàng quý
00:06, 17/09/2023
Hệ sinh thái số giúp đổi mới quản trị doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế số
00:01, 16/09/2023
VNPT tham dự diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 1
09:30, 15/09/2023
Chuyển đổi tăng trưởng theo chiều sâu bằng kinh tế số
21:15, 23/08/2023