Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, phát triển kinh tế biển

Diendandoanhnghiep.vn Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, ngư dân chính là lực lượng không thể thay thế trong thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân trên biển.

>>> Quảng Ninh: Bắt giữ nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản trái ...

Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định gắn phát triển kinh tế và kết hợp với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, trong đó ngư dân chính là lực lượng không thể thay thế trong thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân trên biển. 

Vai trò quan trọng…

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng, hoạt động trải rộng từ những vùng ven biển đến các hải đảo xa xôi, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh trật tự và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Không chỉ hoạt động nghề cá, ngư dân còn là lực lượng không thể thay thế trong thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển.

Mỗi ngư dân làm ăn trên biển không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà còn đồng hành với các lực lượng trên biển, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Mỗi ngư dân làm ăn trên biển không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà còn đồng hành với các lực lượng trên biển, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng đối với quốc phòng an ninh, từ bao đời nay, biển, đảo là chỗ dựa sinh kế của hàng triệu người dân ven biển. Với hơn 90.000 chiếc tàu cá và khoảng hơn 4 triệu lao động nghề cá, hàng ngày hàng giờ với khoảng 1 vạn lao động trên biển, khai thác thủy sản ở nước ta đã có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc vì thế không thể thiếu vai trò của các lực lượng chức năng trên biển.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến - Chính uỷ BTL Vùng 5 Hải quân, Quân chủng Hải quân cho biết: Việt Nam là quốc gia biển, với diện tích Vùng biển trên 1 triệu km2. Biển Việt Nam có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tặng cờ tổ quốc cho ngư dân đi biển

Tặng cờ tổ quốc cho ngư dân đi biển

Hằng ngày có hơn 10.000 tàu cá và hàng nghìn ngư dân hoạt động trên các vùng biển của Tổ quốc. Mỗi ngư dân làm ăn trên biển không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà còn đồng hành với các lực lượng trên biển, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Mỗi tàu cá là một “tiền đồn”, mỗi ngư dân là một “cột mốc sống”. Đồng thời, họ còn kịp thời cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho các lực lượng nắm chắc tình hình, xử lý có hiệu quả các tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc.

Theo ông Tiến, để duy trì sự hiện diện thường xuyên tàu thuyền đánh cá của ngư dân ta trên biển không chỉ là nhiệm vụ của ngành thủy sản, mà đó còn là nhiệm vụ chung của nhiều bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương. Trong đó, lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và Kiểm ngư là nòng cốt.

Đối với lực lượng Hải quân nói chung, Vùng 5 Hải quân nói riêng, thời gian qua, chúng tôi đã phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị và cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đánh bắt hải sản cho ngư dân.

Đồng thời làm tốt công tác hướng dẫn, động viên, hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bám ngư trường khai thác thủy sản, phát triển kinh tế; đồng thời chúng tôi thường xuyên duy trì lực lượng, phương tiện trực, sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ bà con trong mọi tình huống.

Tàu 251 của Vùng 5 Hải quân tuần tra trên biển

Tàu 251 của Vùng 5 Hải quân tuần tra trên biển

Nỗ lực cùng nhau “gỡ” thẻ vàng

Được biết, từ tháng 10/2017, ngành thủy sản Việt Nam bị Uỷ ban Châu âu EC áp thẻ vàng cảnh báo bởi các hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp IUU. Đến ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 45/CT-TTg về “Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định”. Đến nay, dù đã có nhiều nỗ lực, Việt Nam vẫn chưa được EC thu hồi thẻ vàng.

Việc bị Uỷ ban Châu Âu EC áp thẻ vàng đã gây thiệt hại lớn cho hoạt động xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào EU, kéo theo đó là tác động dây truyền đến các hoạt động khai thác đánh bắt hải sản của ngư dân trên biển và các hoạt động dịch vụ nghề cá, dịch vụ chế biến.

Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì sẽ dẫn đến những hệ lụy rất lớn đối với ngành khai thác, chế biến hải sản của Việt Nam. Điều này đã được thấy rõ khi nhiều doanh nghiệp của chúng ta cho biết, hiện nay, tất cả các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU phải chịu kiểm tra nguồn gốc 100%.

Khi chịu kiểm tra như vậy thì hàng hóa bị chậm là chuyện tất nhiên, khi nào hải quan nước bạn sắp xếp được lịch họ mới kiểm tra, chứ không phải hàng mình vừa nhập qua là kiểm tra ngay.

Hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất qua châu Âu hầu hết bị trễ từ nửa tháng đến 1 tháng, chi phí phát sinh rất nhiều. Ngoài thị trường EU, sắp tới Mỹ cũng sẽ áp dụng IUU đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này. Trong khi từ thời điểm thị trường châu Âu áp dụng IUU, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã chuyển hướng sang thị trường Mỹ. Nếu Việt Nam chưa gỡ được “thẻ vàng” IUU từ thị trường EU, giờ thêm thị trường Mỹ áp dụng những quy định IUU thì khó sẽ chồng khó lên các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta.

Mỗi tàu cá là một “tiền đồn”, mỗi ngư dân là một “cột mốc sống”. Đồng thời, họ còn kịp thời cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho các lực lượng nắm chắc tình hình, xử lý có hiệu quả các tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc

Mỗi tàu cá là một “tiền đồn”, mỗi ngư dân là một “cột mốc sống”. Đồng thời, họ còn kịp thời cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho các lực lượng nắm chắc tình hình, xử lý có hiệu quả các tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc

Theo Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến: Để đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu cá nước ta hoạt động ở các vùng biển, nhất là những khu vực giáp ranh với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaixia. Thời gian gian qua, Vùng 5 Hải quân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngư dân, tuyên truyền về chỉ thị 45, nghị định 42 của Chính phủ và có nhiều khuyến cáo đến bà con để bà con không xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, giảm thiểu các vụ việc va chạm trên biển, bảo vệ quyền lợi cho ngư dân.

“Chúng tôi đã tổ chức các đoàn công tác đi các đảo ven bờ, các bên cảng, xuống các tàu cá để gặp gỡ, động viên, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngư dân; đồng thời chỉ đạo các tàu làm nhiệm vụ trên biển tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, kết hợp phát tờ rơi, tờ gấp những điều cần biết khi đi biển cho ngư dân với nội dung cô đọng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ mang theo với rất nhiều thông tin hữu ích cho bà con. Trong đó, có tọa độ vùng nước lịch sử, vùng biển giáp ranh, chồng lấn để ngư dân biết”, ông Tiến cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - chủ 10 tàu cá tại Bình Định chia sẻ, hiện nay khó khăn lớn nhất mà ngư dân gặp phải trong quá trình khai thác đó là giá nhiên liệu thường xuyên biến động, tăng cao. Chi phí nhiên liệu thường chiếm từ 45 đến 60% chi phí đầu vào. Ngoài ra, do giá nhiên liệu tăng nên giá các mặt hàng khác phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản tăng theo khoảng từ 10 đến 15%, kéo theo chi phí đầu vào tăng từ 35 đến 48%. Giá bán hải sản lại tăng không đáng kể nên bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt dẫn đến sản lượng đánh bắt giảm. Muốn đánh bắt được nhiều cá, mực… ngư dân phải vươn khơi xa dài ngày. Điều đó đồng nghĩa với cần nhiều nhiên liệu và phát sinh thêm chi phí. Ngoài ra, lực lượng lao động ngày càng già hóa và có xu hướng giảm; với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, theo kiểu gia đình, ven bờ là chủ yếu nên việc phát triển đánh bắt xa bờ gặp không ít khó khăn.

Tàu chiến đấu của Lữp/đoàn 127 huấn luyện bảo vệ vùng biển tổ quốc

Tàu chiến đấu của Lữ đoàn 127 huấn luyện bảo vệ vùng biển tổ quốc

Việt Nam với hơn 3.200km bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km vuông là điều kiện hết sức thuận lợi để nước ta phát triển kinh tế biển. Nhưng đó cũng là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đảm bảo an toàn an ninh trên biển của các lực lượng chức năng trên biển.

Việc tạo điều kiện thuân lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển dài ngày là vấn đề quan trọng đóng góp tích cực cho phát trển kinh tế, nâng cao đời sống ngư dân, khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia trên biển, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, phát triển kinh tế biển tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713987977 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713987977 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10