Đằng sau công bố chấn động của FED

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 18/10/2021 11:00

Công bố của Jeremy Rudd là có cơ sở nhưng không thể áp dụng để chống nguy cơ lạm phát đang hiện hữu.

Công bố của FED chỉ đúng trong 1 trường hợp cụ thể

Công bố của FED chỉ đúng trong 1 trường hợp cụ thể.

Trong bối cảnh các dấu hiệu lạm phát xuất hiện dày đặc như hiện nay FED (Cục dự trữ Liêng bang Mỹ) đã tung ra nghiên cứu bẻ ngược lại nguyên lý kinh tế vĩ mô, rằng: nếu lo sợ lạm phát thì trước sau gì lạm phát cũng xảy ra.

Trước hết, tác giả nghiên công trình trên là cố vấn cấp cao Chương trình nghiên cứu và thống kê của FED, Tiến sĩ kinh tế Jeremy Rudd. Ông đã nhắc đến tâm lý “lo sợ lạm phát” như một nguyên nhân gây ra lạm phát.

Có thể nói gọn lại, chống lạm phát là một quá trình tạo ra đối trọng về giá cả, nguồn cung hàng hóa; việc làm, lao động và tiền tệ. Nếu khan hàng tìm cách bơm hàng, giá cao tìm cách hạ giá, thất nghiệp tìm cách tạo ra việc làm,…

Tuy nhiên, mâu thuẫn của lạm phát tụ đọng chủ yếu ở lĩnh vực tài chính tiền tệ: Để tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tạo ra việc làm buộc phải nới lỏng chính sách tiền tệ từ cho vay đến hạ lãi suất.

Đang nói đến động thái cung tiền ra thị trường: Ví dụ, nền kinh tế Mỹ sản xuất được 10 chiếc điện thoại Iphone bán với giá 20.000 USD, tức là giá mỗi chiếc 2.000 USD. Nếu FED bơm ra thị trường thêm 20.000 USD tức là nền kinh tế lúc này có 40.000 USD. Vậy giá mỗi chiếc điện thoại quy đổi là 4.000 USD.

Cho nên, thoạt nhìn càng bơm tiền càng khiến giá hàng hóa đắt hơn - với điều kiện năng suất lao động không cải thiện, số lượng hàng hóa sản xuất ra không thay đổi chắc chắn dẫn đến lạm phát.

Nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher đưa ra công thức cân bằng lạm phát như sau: “MV = PY”. M là tổng lượng tiền lưu hành, V là tốc độ xoay vòng tiền tệ hay số lần một đơn vị tiền tệ được trao đổi trong một kỳ (01 năm), P là mức giá cả, Y là tổng sản lượng.

GDP không phải là một thước đo tốt để đo lường hiệu quả kinh tế – Joseph Stiglitz, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts.

GDP không phải là một thước đo tốt để đo lường hiệu quả kinh tế – Joseph Stiglitz, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts.

Bản thân đại dịch COVID-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu điện ở Trung Quốc bồi thêm cú đấm chí mạng vào sản xuất và những cuộc khủng hoảng lặt vặt như thiếu chip, logictics,… đẩy giá hàng hóa tăng vọt, thiếu cả nguyên liệu đầu vào. Trong kịch bản này, nếu bơm tiền lạm phát 100% xảy ra.

Tuy vậy, còn một kẽ hở để lôi ra 27 trang nghiên cứu của Rudd, đó là vẫn bơm tiền, hạ lãi suất, nhưng khâu sản xuất, lưu thông vẫn hoạt động tốt thì lượng tiền không thừa, việc làm được tạo ra, thu nhập tăng.

Mặt khác, khi doanh nghiệp sử dụng vốn để sản xuất tức là tổng lượng hàng hóa “Y” đủ kết hợp với mức giá cả “P” thì không bị tăng giá. Như ví dụ trên, nếu kinh tế Mỹ bơm thêm 20.000 USD và sản xuất thêm 10 chiếc điện thoại thì giá cả vẫn 2.000 USD/sản phẩm.

Vẫn phải nói ngược lại, lạm phát không từ trên trời rơi xuống, chính xác hơn lạm phát là hệ quả của hàng loạt nguyên nhân xuất phát từ điều hành vĩ mô của các chính phủ, xung đột thương mại quy mô lớn hoặc sau đợt thiên tai dịch bệnh ở mức độ thảm họa có phạm vi rộng lớn.

Bài toán tăng giá hàng hóa được giải quyết khá nhẹ nhàng, gần đây công trình đạt giải Nobel kinh tế 2021 của Giáo sư David Card đã gián tiếp chứng minh điều đó, rằng là nhà sản xuất có thể chuyển phần giá tăng thêm cho khách hàng.

Không có “lạm phát thuần túy”, tức là tự nhiên xẩy ra nên công bố của Jeremy Rudd chỉ đúng trong 1 trường hợp cụ thể như đã phân tích ở trên. Hiển nhiên nó không thể áp dụng để giải quyết nguy cơ lạm phát đang hiện hữu.

FED là ai? Ai cũng biết rồi. Có thể nói nghiên cứu này mở đường để tổ chức tài chính lớn nhất thế giới rộng cửa xả tiền, đặc biệt suốt 1 năm lãi suất của FED ở mức cận 0% nhưng không mấy hiệu quả khi Chính phủ Mỹ nợ ngày càng lớn, tiền dư thừa ngày một nhiều đang đổ vào bất động sản, xây dựng cơ bản.

Đáng chú ý, FED đang chần chừ thu hẹp gói QE (chương trình nới lỏng tiền tệ). Phải chăng việc công bố đảo ngược lịch sử này còn có động cơ nào khác?

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ lạm phát ùa sang từ Trung Quốc

    Nguy cơ lạm phát ùa sang từ Trung Quốc

    05:00, 16/10/2021

  • Giá vàng tăng mạnh do lo ngại lạm phát từ Mỹ

    Giá vàng tăng mạnh do lo ngại lạm phát từ Mỹ

    09:05, 15/10/2021

  • Trung Quốc thiếu điện, xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu

    Trung Quốc thiếu điện, xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu

    06:00, 03/10/2021

  • Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2021 (kỳ IV): Sức ép lạm phát gia tăng

    Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2021 (kỳ IV): Sức ép lạm phát gia tăng

    06:35, 25/07/2021

  • Quan điểm về lạm phát của Fed đang lung lay

    Quan điểm về lạm phát của Fed đang lung lay

    05:15, 21/07/2021

  • Kinh tế gia Anh: Fed đang thử nghiệm nguy hiểm với lạm phát

    Kinh tế gia Anh: Fed đang thử nghiệm nguy hiểm với lạm phát

    05:15, 29/06/2021

  • Nỗi lo lạm phát và

    Nỗi lo lạm phát và "bong bóng" thị trường chứng khoán Việt Nam

    05:30, 20/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đằng sau công bố chấn động của FED
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO