Đánh giá tác khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Diendandoanhnghiep.vn Cần đánh giá tác động đến các chi phí phát sinh, đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm minh để tránh tình trạng chậm và trốn đóng bảo hiểm xã hội khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

>>Cần bổ sung hai hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội  

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn Hưng Yên) nêu ý kiến về việc mở rộng 5 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại phiên thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ngày 23/11.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn Hưng Yên).

Đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn Hưng Yên).

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai cho rằng, việc mở rộng này thể hiện định hướng từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá tác động đến các chi phí phát sinh, đồng thời cần có chế tài xử phạt nghiêm minh để tránh tình trạng chậm và trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Đại biểu phân tích, việc bổ sung các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thể hiện sự định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng sẽ làm phát sinh thêm chi phí của cả người lao động và người sử dụng lao động.

“Do đó cần nghiên cứu đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các nhóm đối tượng này; tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực”, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai nói.

Bên cạnh đó, theo báo cáo đánh giá tác động chính sách trong dự án luật, có gần 2 triệu hộ đăng ký kinh doanh, khoảng 270.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố, chưa kể ba nhóm đối tượng còn lại chưa có thống kê cụ thể.

Thực tiễn vừa qua cho thấy, tình trạng trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng dễ quản lý và dễ xử lý và xử lý hơn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó nếu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như dự thảo luật cần phải có chế tài quy định kiểm soát và thực hiện nghiêm xử lý xử phạt nghiêm minh, để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định…

>>Giải pháp nào đối với rút bảo hiểm xã hội một lần?

>>“Con đê” nào ngăn được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum).

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum).

Tán thành việc mở rộng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) đề nghị cần chú ý chủ hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Quy định này là một bước mới so với luật hiện hành, tuy nhiên đại biểu Tô Văn Tám băn khoăn rằng quy định đã thể chế hóa yêu cầu của Nghị quyết 28 hay chưa thì cần làm rõ. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ cơ sở quy định này.

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như tại điểm a khoản 1 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)  là khá bao trùm các đối tượng và rất là rộng. Tuy nhiên, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần có những chế tài để đảm bảo tính khả thi về quy định này.

Vì thực tế đối tượng lao động này rất rộng, họ làm tất cả các việc và thường xuyên di chuyển trong khi hiện nay chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu về lao động, cho nên không thể nắm hết được đối tượng lao động này. Do dó, cần có chế tài để đảm bảo tính khả thi cho đối tượng này. 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn Quảng Bình) băn khoăn là tính khả thi trong tổ chức thực hiện và đề nghị ngoài thủ tục hành chính đơn giản thì Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích bước đầu bù đắp một phần đối với các đối tượng này; có chính sách bảo hiểm bắt buộc linh hoạt theo nguyên tắc đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều để tạo sự lựa chọn và sự hấp dẫn cho người tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Kiều (Đoàn Đắk Nông).

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Kiều (Đoàn Đắk Nông).

Góp ý về việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, việc mở rộng đối tượng hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố cho thấy dự thảo luật đã quán triệt và thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết số 28 của Trung ương đó là mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác, trong đó có đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Tuy nhiên, hiện nay phụ cấp hàng tháng cấp cho các đối tượng này rất thấp mà phải trích nộp bảo hiểm xã hội thì phần thực nhận của họ còn thấp hơn, trong khi số lượng đối tượng này trên cả nước rất lớn nên phần ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm đóng cũng không nhỏ. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần có đánh giá, phân tích kỹ lưỡng về khả năng đảm bảo ngân sách cho các đối tượng này.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;

Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người.

               

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đánh giá tác khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714244163 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714244163 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10