Cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của của biển, đảo là việc làm cấp thiết hiện nay đối với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên biển đông.
Tiềm năng và thách thức
Vào chiều ngày 20/6 tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng đã diễn ra hội nghị “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Thông qua hội nghị đã cho thấy được vị thế và tiềm năng của vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững so với các lợi thế vốn có.
Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ rộng mà còn là một vùng biển giàu tiềm năng và có vị trí địa lí chiến lược hết sức trọng yếu trong khu vực Biển Đông, có tiềm năng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển bảo của nước ta cũng như đối với hòa bình, phát triển khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
04:02, 03/06/2019
11:11, 25/03/2019
14:10, 25/02/2019
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí rất quan trọng, là cửa mở thông thương ra biển và có thể hỗ trợ cho hội nhập cho kinh tế nội khối ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây. “Chúng ta cần phải biết phát huy lợi thế để khắc phục yếu thế, thay đổi tư duy, tầm nhìn và đổi mới chính sách để mang lại một diện mạo mới trong phát triển kinh thời gian tới. Tiềm năng phát triển kinh tế biển, đỏ của chúng ta đã và đang được đánh thức, chúng ta cần quyết tâm thay đổi hành động và tư duy để vực dậy khả năng phát triển của quê hương"., ông Hồi nói.
Bên cạnh những tiềm năng vốn có, vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta vẫn còn những mặc yếu thế nhất định, gây cản trở cho việc phát triển kinh tế biển, chưa có sự đột phá nhất định trong thời gian qua. Việc phát triển kinh tế biển bền vững vẫn chưa được chú trọng, ngành du lịch biển còn gặp nhiều thách thức để tiến lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực.
Môi trường biển tiếp tục có những diễn biến xấu, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút nghiêm trọng đã gây nên những hậu quả trước mắt và lâu dài. Ngày càng nhiều các chất thải chất thải chưa qua xử lý từ các lưu vực sông và các vùng ven biển thải ra biển, khu vực ven biển luôn bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa cùng với nạn thiên tai tàn phá đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế.
Quy hoạch để phát triển
Nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu hiện nay là phải triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Việc cấp thiết là cần lập đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng biển đảo, hành làng kinh tế, vành đai kinh tế ven biển và các khu kinh tế tổng hợp trọng điểm.
Địa phận không gian biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí đặc biệt trọng yếu trong tổng thể “Quy hoạch không gian biển quốc gia”, cả về khía cạnh kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Cần xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh tế ưu tiên, đột phá của thời kỳ đến tầm nhìn năm 2030 để khẳng định một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên hiện có hiện nay như: các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, công nghiệp sạch, các trung tâm du lịch biển/đảo...
Cùng với các khu đô thị ven biển sẵn có, tập trung phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng đãcó để nhanh chóng tạo ra sức bật mới cho phát triển kinh tế biển của vùng. Việc định vị không gian phát triển của các đô thị, các khu kinh tế và khu công nghiệp vẫn tiếp tục là định hướng lớn trong phát triển kinh tế biển của toàn vùng.
Khoa học & công nghệ cho phát triển kinh tế biển
So với các nước trên quốc tế, trình độ khác thác biển của nước ta vẫn còn lạc hậu thì đầu tư phát triển khoa học - công nghệ biển trong thời gian tới phải trở thành vấn đề nưu tiên cao nhất của Chính phủ, và phải được xem là giải pháp đột phá để góp phần nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng tụt hậu phát triển trong lĩnh vực kinh tế biển và quản lý biển.
Ông Hồi cho rằng khoa học, công nghệ và việc đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao được xem là khâu tạo đột phá để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ thông qua: đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu đã đạt được, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học...Điều này cần bắt đầu từ việc thay đổi tầm nhìn chiến lược đối với phát triển bền vững theo hướng nền kinh tế biển xanh. Cần nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách mới đối với các khu kinh tế biển, bao gồm chính sách khoa học và công nghệ biển. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế biển Nam Trung Bộ, áp dụng và phát triển công nghệ bảo quản sau khi thu hoạch thủy sản để đảm bảo chất lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trong để tạo giá trị gia tăng. Phải phát triển và chuyển giao công nghệ nuôi biển, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ven biển/ đảo. Thường xuyên kiểm kê và lượng giá vốn tự nhiên biển để đánh giá đúng tình hình thực tại.
Khoa học và công nghệ phải thực sự là khâu đột phá để thực hiện thành công chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 ở vùng Nam Trung Bộ. Trong đó, cần thiết phải đầu tư nhiều hơn cho khoa học và công nghệ, cũng như đổi mới phương thức đầu tư từ các nguồn lực quốc tế và các lĩnh vực tư nhân ở trong nước.