Đạo đức kinh doanh ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Giàu có và quyền lực là 2 trong số những cụm từ xưa nay vẫn thường được gắn với các ông chủ lớn của nhà băng.

>>> Ngân hàng vẫn sẽ “bội thu”

Nhưng ngân hàng vẫn luôn là nghề rủi ro lớn và đòi hỏi các tiêu chuẩn kép về đạo đức kinh doanh.

Vụ Vạn Thịnh Phát và SCB trở thành bài học lớn trong quản trị ngân hàng

Vụ Vạn Thịnh Phát và SCB trở thành bài học lớn trong quản trị ngân hàng

Sức hút nghề “kinh doanh tiền”

Quan niệm “giàu có và quyền lực” đã được hình dung trong suốt quá trình phát triển hệ thống ngân hàng quốc tế từ khi những hoạt động tín dụng manh nha được hình thành vào thế kỷ 18 trước Công nguyên, cho đến ngày nay. Lịch sử ngân hàng ghi nhận Pythius, là người lập ra và điều hành ngân hàng thương nhân khắp vùng Tiểu Á đầu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Nhân vật này được các nhà chép sử xem như nhà ngân hàng tư nhân đầu tiên, một “ông chủ” uy vọng trước giới cầm quyền trượng của thời đại bấy giờ.

Ngày nay, trong 4 gia tộc tài phiệt khiến thế giới “nghiêng mình”, gồm: Rothschild, Morgan, Du Pont và Rong, thì có 3/4 gia tộc xuất thân cũng như vẫn đang là đế chế tài chính – ngân hàng hùng mạnh.

Không nói đâu xa, tại Việt Nam, gần như những “đế chế” kinh doanh hùng mạnh, đều có mối liên quan hoặc có quan hệ mật thiết với lĩnh vực ngân hàng. Có thể kể ra không ít những hệ sinh thái mà tài chính là “tâm của vòng tròn”, từ đó, các tập đoàn đa ngành bung ra và mở rộng, phát triển.

Dĩ nhiên, lại có những “đế chế” hàng đầu mà ngân hàng không có sự hiện diện về chi phối sở hữu, nhưng sẽ có quan hệ tín dụng, bởi vốn từ ngân hàng tại Việt Nam vẫn đã và đang là nguồn vốn quan trọng nhất với các doanh nghiệp.

Theo ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings, trong bối cảnh không có nhiều đơn vị lớn đáp ứng các tiêu chuẩn để huy động vốn quốc tế; cộng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nội địa còn khó, thì hàm lượng vốn vay ngân hàng vẫn phải chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp “đòn bẩy” tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động. Điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi chúng ta ngày càng cải thiện nâng trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia tốt hơn như mục đề án Chính phủ đã đề ra, và thị trường vốn dài hạn được cải thiện để phát triển ổn định, minh bạch hơn, san sẻ kênh vốn ngân hàng.
Chính vì vậy, “đất” cho ngân hàng kinh doanh rất mở rộng và tối quan trọng. Sự hấp dẫn trong kinh doanh ngân hàng cũng luôn thu hút các nhà đầu tư tham vọng tài lực.

Chẳng thế, Sacombank đã từng trải qua những đợt M&A, còn khiến 1 ông chủ phải vướng vòng lao lý. Trước đó là ông chủ Thiên Thanh gắn với thâu tóm CB Bank cũng đã bị khởi tố. Hay nhiều năm qua, dù không dễ dàng song nhiều nhóm cổ đông đã không giấu tham vọng phân tranh quyền chi phối tại Eximbank...

Rủi ro và đạo đức “ngành bank”

Năm 2023 khép lại với đại án khởi tố bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát có liên quan đến SCB. Đây không chỉ là đại án kinh tế lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, mà còn ghi nhận vụ có số tiền hối lộ lớn nhất trên 5 triệu USD, và liên quan đến nhiều cán bộ của lĩnh vực thanh tra, giám sát ngân hàng.

>>> Triển vọng tín dụng ngành ngân hàng năm 2024

Câu hỏi đặt ra từ vụ đại án này là trong nhiều năm liên tiếp, tại sao rủi ro kinh doanh ngân hàng với cơ chế quản trị sơ sài, quản lý tùy tiện, “một chủ” lại không khiến các cựu quản lý SCB e ngại? Và câu trả lời cũng đã được nhiều chuyên gia mổ xẻ, phân tích, là xuất xứ từ sự cúi đầu trước quyền và tiền, hay sâu xa nhưng đơn giản hơn, đó là lòng tham.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, nhìn lại các vụ án lớn trong ngành ngân hàng, tuy có nhiều lý do nhưng một nguyên nhân quan trọng là có thời gian ngành này đã phát triển rất nóng. Trong bối cảnh đó, rất nhiều cán bộ đã không kịp tiếp thu kiến thức và rèn luyện "độ chín" cả về nghề lẫn bản lĩnh. Vì thế, ngoài tiêu cực xảy ra vì lòng tham cũng có nhiều trường hợp do người ta không biết, không nhận thức hết những việc mình làm. Khi không ý thức đầy đủ, người ta dễ bị cuốn theo những chào mời. Vì vậy, trọng tâm vẫn là vấn đề “chất lượng con người”.

TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Chuyên gia kinh tế nói với DĐDN, thực tế không cứ trong ngân hàng mà trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, vốn xã hội và vốn con người, cũng như vốn văn hóa, đều là những thành tố quan trọng. Trong đó, ở khía cạnh con người, nếu theo Mincer Jacob (1974), nguồn vốn này cũng như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích luỹ thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Khi áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng, sự rèn luyện phải bao gồm tôn rèn năng lực chống đỡ trước mọi cám dỗ, mọi chào mời.

Kinh doanh tiền nhưng phải khước từ được mọi cám dỗ từ tiền và quyền mang lại, đây cũng là điều mà theo ông Hiệp, để thực hành hiệu quả và “trường tồn” trong suốt quá trình tiếp xúc với tiền, các nhà đầu tư, ông bà chủ, các banker… cần phải tái định vị trước hết về nhân sinh quan, rằng: Đã đến lúc suy nghĩ liệu kinh doanh ngân hàng có phải chỉ để giàu là đã đúng và đầy đủ?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đạo đức kinh doanh ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714221050 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714221050 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10