Đạo đức và văn hoá kinh doanh là tài sản của doanh nhân

Bài: HẠNH LÊ, Ảnh: TUẤN NGỌC 11/10/2022 12:27

Cũng như kiến thức, khát vọng, niềm tin…, đạo đức là một phần không thể thiếu của mỗi doanh nhân. Đây là tài sản của doanh nhân.

>>>Giá trị đạo đức tốt đẹp là động lực để doanh nghiệp cống hiến cho sự thịnh vượng đất nước

Tại hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh trong bối cảnh mới” do VCCI và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 11/10/2022, ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho biết: Đạo đức kinh doanh là chủ đề quan trọng. Cùng với sự phát triển của đất nước sau 30 năm đổi mới của đất nước, thế hệ doanh nhân (F1) đã không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, thế hệ kế nghiệp (F2) đang tiếp nối sự nghiệp kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là thế hệ năng động, được đào tạo bài bản.

Các diễn giả thảo luận bàn tròn tại hội nghị khoa học

Các diễn giả thảo luận tại hội thảo khoa học

Tuy nhiên, “chúng tôi không phải không có lo lắng về thế hệ F2, làm thế nào để F2 phát triển tốt hơn nền tảng kinh doanh, hạ tầng, trong đó có nền tảng đạo đức mà thế hệ F1 đã dày công xây dựng” - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chia sẻ.

Theo ông Phạm Đình Đoàn, thế hệ F1 đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua nhưng thế hệ F2 có vai trò quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển tăng tốc. Để đạt được mục tiêu này, nền tảng đạo đức rất quan trọng.  

“Tôi cho rằng, lâu nay chúng ta nhắc nhiều đến đạo đức doanh nhân tưởng chừng như cao xa, nhưng thực chất đạo đức là một phần không thể thiếu của mỗi doanh nhân cũng như là kiến thức, khát vọng, niềm tin… Đây là những tài sản của doanh nhân. Nói đến doanh nhân là nói đến người có đạo đức vì đại diện cho một vài chục, một vài trăm, một vài ngàn lao động, mỗi doanh nhân phải gương mẫu, tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật” - ông Phạm Đình Đoàn cho biết thêm.

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch tập đoàn Phú Thái

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch tập đoàn Phú Thái

>>>Đạo đức và văn hoá kinh doanh là nguồn lực sức mạnh của doanh nghiệp

>>>Phát huy truyền thống đạo đức văn hoá kinh doanh trong bối cảnh hội nhập

Tập đoàn Phú Thái có nhiều hoạt động mở rộng, trong đó có 8 - 9 công ty liên doanh với các tập đoàn nước ngoài, các tập đoàn yêu cầu công ty Phú Thái và cá nhân người đứng đầu phải cam kết về liêm chính, cam kết tuân thủ pháp luật. Trong quá trình hợp tác kinh doanh, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái hiểu rằng, với các tập đoàn nước ngoài, giá trị về đạo đức và pháp luật rất quan trọng. Qua đó cá nhân ông Phạm Phú Thái học hỏi, thay đổi nhận thức, hành động để phấn đấu và góp phần đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chủ tịch tập đoàn Phú Thái mong muốn VCCI phát động chương trình doanh nhân cống hiến, đồng hành cùng kinh tế Việt Nam. Đằng sau sự cống hiến của doanh nhân là việc tuân thủ pháp luật. Chương trình này chính là khởi động xây dựng đạo đức doanh nhân cho thế hệ cho thế hệ mới trong 30 năm kế tiếp để Việt Nam bứt phá. Đó chính là di sản đạo đức của thế hệ F1 truyền lại cho F2 có ý thức về kinh doanh liêm chính để không thế hệ F2 không bị ảnh hưởng và sẵn sàng hội nhập.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển bền vững doanh nghiệp với các trụ cột văn hoá kinh doanh

    Phát triển bền vững doanh nghiệp với các trụ cột văn hoá kinh doanh

    12:00, 11/10/2022

  • Đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường

    Đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường

    10:56, 11/10/2022

  • Phát huy truyền thống đạo đức văn hoá kinh doanh trong bối cảnh hội nhập

    Phát huy truyền thống đạo đức văn hoá kinh doanh trong bối cảnh hội nhập

    10:03, 11/10/2022

  • Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    09:37, 11/10/2022

  • [TRỰC TIẾP] Hội thảo khoa học

    [TRỰC TIẾP] Hội thảo khoa học "Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới"

    07:23, 11/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đạo đức và văn hoá kinh doanh là tài sản của doanh nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO