Đất đai và cuộc cải cách lần thứ tư

Diendandoanhnghiep.vn Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, một trong những lĩnh vực cần tới những thay đổi lớn về chính sách nhiều nhất cho phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn chính là đất đai.

Khẩu hiệu “người cầy có ruộng” đã trở thành động lực thực tế của cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Kể từ năm cách mạng thành công (1945) đến nay, đất nước ta đã trải qua 3 cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô lớn. Lần thứ nhất năm 1953, đất đai đang tập trung (trong tay địa chủ) được chuyển sang phân tán (chia đều cho các hộ nông dân). Đến năm 1959, cuộc cải cách ruộng đất lần thứ hai, chuyển đất đai từ phân tán (tại các hộ nông dân) sang tập trung (tại hợp tác xã). Chủ trương ĐỔI MỚI vào năm 1986 đã quyết định chính sách giao đất của các hợp tác xã cho các hộ gia đình để sử dụng ổn định, lâu dài, đất đai lại chuyển từ tập trung (tại hợp tác xã) sang phân tán (tại các hộ nông dân).

Cuộc cải cách ruộng đất lần thứ tư

Thời điểm này, mọi vấn đề đã chín muồi để chúng ta có thể “xây dựng” một cuộc cải cách ruộng đất lần thứ tư với mục tiêu tập trung vào giải phóng tư liệu sản xuất, tức là đất đai để tạo điều kiện đầu tư với tầm nhìn dài hạn nhằm phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Như vậy, việc đầu tiên phải làm là giải phóng tư liệu sản xuất đất đai nông nghiệp khỏi mọi hạn chế, cụ thể là gạt bỏ “hạn điền” và “thời hạn” để tạo yên tâm cho đầu tư dài hạn, đầu tư chiều sâu.

Về hạn điền, Luật Đất đai 1993 chỉ quy định về hạn mức giao đất của Nhà nước, tức là Nhà nước chỉ có ngần ấy đất để giao thôi, không có hơn. Đến khi thông qua Luật Đất đai 2003, Dự thảo cũng chỉ quy định hạn mức giao đất của Nhà nước thôi, không có quy định gì về hạn mức được sử dụng, tức là không hạn chế về hạn mức nhận chuyển quyền. Bỗng nhiên có một đại biểu Quốc hội phát biểu rằng các triều đại phong kiến trước đây chưa triều đại nào dám bỏ hạn điền. Thế là Chủ tịch Quốc hội lúc đó chỉ đạo ngay là phải bổ sung quy định về hạn điền. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lúc đó đưa ra sáng kiến là thêm vào một điều để “hoãn binh” rằng giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định về hạn mức nhận chuyển quyền cho phù hợp với từng giai đoạn. Sau 2 năm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, UBTVQH mới ban hành Nghị quyết quy định rằng hạn mức nhận chuyển quyền (hạn điền) được khoảng gấp đôi hạn mức giao đất của Nhà nước. Đến Luật Đất đai 2013, “hạn điền” được cơi nới rộng hơn chút nữa, không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của Nhà nước.

Một chính sách có tác động rất lớn vào kinh tế nông nghiệp như vậy mà ở ta được hình thành rất “hồn nhiên”, không cần bất kỳ một phân tích tác động nào… Mang máng ở đây chỉ là e rằng giai cấp địa chủ mới có thể sẽ hình thành, tạo ra hạn điền tức là làm cho không thể hình thành được địa chủ mới.

Trên thực tế, ta không thể quản lý được hạn điền vì hệ thống quản lý đất đai ở ta đã phân quyền cho cấp tỉnh đối với tổ chức và cấp huyện đối với hộ gia đình, cá nhân. Không có ai đi cộng diện tích đất đai của một cá nhân nào đó trên địa bàn hơn 600 huyện để xem đã vượt hạn điền hay chưa? Một ví dụ điển hình là ông Huy ở Long An, vẫn gọi là Huy Chuối đang sử dụng trên 1000 ha, mà hạn điền theo Luật Đất đai 2013 chỉ là 30 ha, ông ta không tự nói ra thì cũng chẳng ai biết về vụ này.

Chính sách “hạn điền” đặt ra vốn đã rất “hồn nhiên”, đặt ra rồi cũng chẳng để làm gì cả. Rào cản này cần được xóa bỏ vì nó quá vô tích sự. Để kiểm soát địa chủ mới, chỉ cần quy định ai có hành vi phát canh thu tô thì Nhà nước sẽ thu hồi đất.

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, điều này được đặt ra tại Luật Đất đai 1993 theo quy định 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất. Luật Đất đai 2003 được chỉ đạo giữ nguyên quy định này vì chưa quyết định được chủ trương tiếp tục đổi mới. Kèm theo quy định về thời hạn là quy định rằng khi hết thời hạn mà người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng, không vi phạm pháp luật, sử dụng có hiệu quả, phù hợp quy hoạch thì được gia hạn.

"Cơi nới" là chưa đủ

Theo cơ chế quản lý thời hạn như vậy, khi hết thời hạn cơ quan nhà nước phải xem xét tất cả mọi trường hợp để quyết định gia hạn cho ai và không gia hạn cho ai. Nguy cơ tham nhũng lại xuất hiện. Cơ chế “vất vả” này có thể thay bằng cơ chế hiệu quả hơn: xóa bỏ đi thời hạn, trên thực tế cứ ai vi phạm pháp luật hay sử dụng đất kém hiệu quả hay thay đổi quy hoạch là Nhà nước thu hồi đất. Cách quản lý này “thong dong” hơn nhiều.
Luật Đất đai 2013 cũng đã "cơi nới" thời hạn thêm một bước, mọi loại đất sản xuất nông, lâm, thủy sản đều có thời hạn 50 năm. Đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm kết thúc thời hạn cũ 20 năm vào ngày 15/10/2013 thì đương nhiên được sử dụng theo thời hạn mới 50 năm kể từ ngày kết thúc thời hạn cũ. Mọi trường hợp đều được như vậy, kể cả người bỏ hoang đất đai.

Như vậy, việc đặt ra thời hạn 20 năm trước đây cũng không để làm gì cả. Tương lai, hết 50 năm theo thời hạn mới cũng lại đương nhiên được kéo dài. Trong khi đó, để lại thời hạn chỉ là để lại một rào cảm làm người nông dân không tự tin vào tâm huyết đầu tư dài hơi của mình.

Từ những phân tích trên, việc giải phóng tư liệu sản xuất phải tập trung vào xóa bỏ hoàn toàn cả rào cản “hạn điền” và “thời hạn”. Đây chính là điều kiện cần để thực hiện cải cách ruộng đất lần thứ tư.

Tiếp theo là phải tạo được cơ chế nào phù hợp để người nông dân tham gia vào quá trình tập trung đất đai để tạo quy mô sản xuất lớn. Chắc chắn, cơ chế này phải dựa vào thị trường, không ép buộc nông dân, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác dài hạn và có văn hóa giữa các doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ gia đình nông dân.

Nhiều mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân đã và đang được thử nghiệm. Sự chia sẻ lợi ích hợp lý nhất là mô hình nông dân vẫn sản xuất trên đất đai của mình theo quy trình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán dịch vụ, tạo giá trị tăng thêm trên nông sản và bảo đảm bao tiêu nông sản ra thị trường. Mô hình này đã được Tập đoàn Lộc Trời áp dụng thành công ở nhiều tỉnh thuộc Nam Bộ tạo ra nhiều cánh đồng lớn. Doanh nghiệp tư nhân Phong Thúy cũng đã rất thành công trong mô hình này tại Lâm Đồng.

Mô hình nữa đang phát triển mạnh là doanh nghiệp thuê đất của nông dân và thuê lao động là nông dân để sản xuất. Người nông dân nắm chắc thu nhập những khó chủ động trong quá trình tập trung đất đai. Mô hình này đang được VinGroup thực hiện thí điểm tại Hà Nam, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang phát triển tại nhiều địa phương.

Nhiều mô hình khác cũng đang được vận hành như các hợp tác xã kiểu mới, người nông dân góp vốn bằng đất đai với doanh nghiệp, người nông dân tự phát triển trang trại quy mô lớn...

Quy luật chung vẫn là đất đai hết tập trung rồi sang phân tán, và ngược lại. Hình thức có vẻ giống nhau, nhưng nội dung thì khác nhau hoàn toàn về chất. Tập trung đất đai là tất yếu trong cuộc cải cách ruộng đất lần này. Phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp phải gắn với quá trình chuyển dịch đất đai và lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Muốn đạt kết quả tốt trong cơ chế thị trường, chúng ta không được duy ý chí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đất đai và cuộc cải cách lần thứ tư tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714080842 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714080842 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10