"Đất vàng" vào tay doanh nghiệp tại Bình Thuận (Kỳ 5): Dấu hỏi lớn về 4 khu đất không qua đấu giá?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cả buổi họp báo để thông tin những nội dung xoay quanh 4 dự án “đất vàng” không đấu giá tại địa phương, nhưng vẫn còn đó "dấu hỏi lớn, chưa có lời giải".

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, sau khi có những tờ trình “hoả tốc” về tham mưu của các sở ban ngành cho UBND tỉnh Bình Thuận, thì hàng trăm nghìn mét vuông "đất vàng", đất công tại trung tâm thành phố Phan Thiết, Bình Thuận bỗng dưng rơi vào tay tư nhân một cách “bất thường”, khiến hàng trăm hộ dân "mất nhà, mất cửa"… thậm chí phải sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”.

Điều đáng nói, tất cả các khu đất này chủ yếu có nguồn gốc là đất công, đất rừng… thông qua công tác giải tỏa (mồ mả, đất ở, nhà ở, đất rừng… của những người dân nghèo, đất quy hoạch làm trụ sở cơ quan hành chính), nhưng sau đó được chính quyền tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp nhưng không thông qua đấu giá.

Nghiêm trọng hơn, trong quá trình thực hiện còn lộ rõ những lỗ hổng, yếu kém của các cơ quan tham mưu trong việc áp dụng luật định, đối tượng ưu tiên, thậm chí là xuất hiện những dấu hiệu của việc "luật chưa thông”… nhưng “đất công đã loạn”.

Cuộc họp báo ngày 18/11/2020 do UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức để thông tin liên quan tới 4 dự án không thông qua đấu giá.

Cuộc họp báo ngày 18/11/2020 do UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức để thông tin cho báo chí liên quan tới 4 dự án không thông qua đấu giá, nhưng vẫn chưa có lời giải.

Dấu hỏi lớn…?

Liên quan tới những “lùm xùm” về việc giao đất không thông qua đấu giá tại tỉnh Bình Thuận, ngày 18/11/2020, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo xung quanh những thông tin về bốn dự án trên địa bàn tỉnh được giao đất không qua đấu giá, gồm: Dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành (TP Phan Thiết); Dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn tại phường Phú Thủy (TP Phan Thiết); Dự án Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long (TP Phan Thiết) và dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty Cổ phần Tân Việt Phát.

19, 20, có diện tích 92.600,9m2 đất sạch tại phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, được UBND tỉnh Bình Thuận đã giao đất không thông qua đấu giá cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát, đang để lại nhiều ý kiến trái chiều.

03 lô đất 18, 19, 20, có diện tích 92.600,9m2 đất sạch tại phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, được UBND tỉnh Bình Thuận đã giao đất không thông qua đấu giá cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát, đang để lại nhiều ý kiến trái chiều.

Theo đó, thông tin với báo chí tại buổi họp báo, đại diện chính quyền tỉnh Bình Thuận cho rằng: Tất cả các dự án trên đều nằm trong chương trình ưu đãi kêu gọi đầu tư của tỉnh và thuộc “địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn”. Do đó, UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định, việc giao đất cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá đối với các dự án trên là đúng theo quy định của pháp luật?

Tuy nhiên, ở phần nội dung trả lời báo chí của tỉnh Bình Thuận, ngay lập tức đã vấp phải những phản ứng và ý kiến trái chiều từ phía các cơ quan báo chí với nhiều câu hỏi xoay quanh các dự án.

Với Dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành (TP Phan Thiết), nếu chiếu theo quy định thì chỉ có huyện Hàm Thuận Nam được ưu đãi, nhưng dự án này tới có hơn 2ha thuộc địa bàn TP.Phan Thiết, và 7,17 ha là rừng trồng (đất công, đất rừng…), nhưng vì sao tỉnh Bình Thuận không đấu giá?

Dự án Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long (TP Phan Thiết) do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư, với diện tích hơn 100ha và được UBND tỉnh Bình Thuận giao đất không thông qua đấu giá và ra quyết định chủ trương đầu tư từ ngày 17/4/2017 và chủ đầu tư đã giao bán đất nền? Bên cạnh đó, tỉnh còn điều chỉnh mở rộng thêm dự án, lấy thêm phần đất của người dân đang sinh sống (khu tái định cư từ năm 1994). Thế nhưng ngày 9/9/2020, chính quyền mới ra thông báo thu hồi đất khu tái định cư của người dân đã sinh sống từ năm 1994 là vì sao? Địa bàn và ngành nghề có được ưu đãi và có thuộc trường hợp không thông qua đấu giá hay không?

Dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành (TP Phan Thiết). Nếu chiếu theo quy định thì chỉ có huyện Hàm Thuận Nam được ưu đãi, nhưng dự án này tới có hơn 2ha thuộc địa bàn TP.Phan Thiết, và 7,17 ha là rừng trồng (đất công, đất rừng…)

Dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành (TP Phan Thiết). Nếu chiếu theo quy định thì chỉ có huyện Hàm Thuận Nam được ưu đãi, nhưng dự án này tới có hơn 2ha thuộc địa bàn TP.Phan Thiết, và 7,17 ha là rừng trồng (đất công, đất rừng…)

Tương tự, Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty Cổ phần Tân Việt Phát, là đất sạch, đất công nằm trong trung tâm TP.Phan Thiết, được giao năm 2017 nhưng lại áp giá năm 2013, trong khi năm 2015, tỉnh Bình Thuận đã có khung giá đất mới và không đấu giá đất là lý do gì?

… nhưng chưa có lời giải?

Đáng chú ý, trả lời PV Diễn đàn Doanh nghiệp câu hỏi: vì sao Dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn tại phường Phú Thủy (TP Phan Thiết), với diện tích gần 5.000m2, thuộc đất công nằm giữa trung tâm TP.Phan Thiết và được quy hoạch làm trụ sở cơ quan hành chính (UBND phường), sau đó chuyển đổi và giao cho doanh nghiệp tư nhân không qua đấu giá? Đại diện tỉnh Bình Thuận trả lời rằng, Dự án này thuộc dự án giáo dục, ngành nghề kêu gọi xã hội hoá và ưu đãi đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế và chiếu theo Nghị định số: 118/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ ban hành về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh; các biện pháp bảo đảm đầu tư; ưu đãi đầu tư, cho thấy: Tại Phụ Lục II – Danh mục địa bàn ưu đã đầu tư theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, thì Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận “không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hay địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn”. Mà chỉ có: Huyện Phú Quý, Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, được ưu đãi đầu tư.

ông Đinh Trung – nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận, cho rằng: Cần rà lại luật đất đai 2013, đối chiếu với thực tế các dự án mới khẳng định được khi nào cần đấu giá, cái nào không đấu giá. Bởi theo ông Trung, nếu không làm kỹ, nguy cơ thất thu là có.

Ông Đinh Trung – nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận: Cần rà lại Luật Đất đai 2013, đối chiếu với thực tế các dự án mới khẳng định được khi nào cần đấu giá, cái nào không đấu giá. Bởi, nếu không làm kỹ, nguy cơ thất thu là có.

Trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan tới những dự án “đất vàng” giao cho tư nhân không qua đấu giá, ông Đinh Trung – nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận, cho rằng: Cần rà soát lại Luật Đất đai 2013, đối chiếu với thực tế các dự án mới khẳng định được khi nào cần đấu giá, cái nào không đấu giá. Bởi theo ông Trung, nếu không làm kỹ, nguy cơ thất thu là có.

Cũng theo ông Trung, với 3 lô đất của Công ty Tân Việt Phát mà tỉnh Bình Thuận đã giao thẳng cho doanh nghiệp không đấu giá thì ngân sách chỉ thu được 100 tỷ đồng. Nhưng lô bên cạnh cho đấu giá đã thu về gấp 8-9 lần cho ngân sách. Và những thông tin này đã được báo chí và dư luận cho rằng, nhiều dự án không đấu giá là không đúng, không đấu giá là thất thu tài sản, ngân sách nhà nước.

ông Nguyễn Toàn Thiện - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, Đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận, cho rằng: Đáng lẽ ra tỉnh Bình Thuận phải áp giá vào thời điểm ban hành quyết định mới là đúng luật.

Ông Nguyễn Toàn Thiện - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, Đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận: Đáng lẽ ra tỉnh Bình Thuận phải áp giá vào thời điểm ban hành quyết định mới là đúng luật.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Toàn Thiện - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, Đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận, cho rằng: "Đáng lẽ ra tỉnh Bình Thuận phải áp giá vào thời điểm ban hành quyết định mới là đúng luật. Vậy tại sao với người dân, anh áp giá theo thời điểm ban hành quyết định? Còn với doanh nghiệp anh lại giao đất vào thời điểm năm 2017, nhưng lại tính giá 2013, thì cơ bản là “trật”. Tức là thất thu ngân sách cái chênh lệch giữa giá khởi điểm giao đất và giá khởi điêm đấu giá khác nhau. Hơn nữa, năm 2013 giá đất hoàn toàn khác giá năm 2017. Và vấn đề này ngay tại trung tâm phát triển quỹ đất, cũng có ý kiến là cần xem lại giá đấu”.

Như vậy, nhìn từ câu chuyện "đất vàng" vào tay doanh nghiệp không thông qua đấu giá tại Bình Thuận, xem ra vẫn còn đó nhiều "dấu hỏi lớn, chưa có lời giải"...

Kỳ 6: Dựng ưu đãi để…  “lập lờ đánh lận con đen?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711644502 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711644502 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10