Đẩy mạnh khởi nghiệp du lịch tại Quảng Nam

TUẤN VỸ 08/11/2023 08:28

Hiện tại, số lượng dự án khởi nghiệp du lịch ở Quảng Nam còn khiêm tốn trong khi dư địa phát triển sản phẩm du lịch còn rất lớn và cần được tiếp tục có chính sách thúc đẩy.

>>Xây dựng mô hình Đổi mới sáng tạo: Nâng cao và lan tỏa sức sáng tạo trong giới trẻ

Trong bối cảnh hiện nay, tiềm năng thị trường du lịch Quảng Nam rất lớn, tuy nhiên để tận dụng tối lợi thế và phát triển ngành còn rất nhiều việc phải làm. Thực tế, câu chuyện về thúc đẩy các mô hình du lịch mới vẫn còn khá hạn chế nên sản phẩm du lịch mới hiện nay chưa được đa dạng hóa theo đúng kỳ vọng.

Nguyên nhân dân đến hiện trạng này là do tại Quảng Nam vẫn chưa thực sự có nhiều sản phẩm khởi nghiệp du lịch chất lượng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của du khách, người mua. Bởi lẽ, đã có không ít mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Quảng Nam, trong đó đông đúc nhất tại TP.Hội An thời gian qua đã rơi vào tình trạng “chết yểu” hoặc không tương tác được nhiều với thị trường du lịch vì thiếu nguồn lực, định hướng phát triển,...

Diễn đàn khởi nghiệp du lịch hướng phát triển xanh và bền vững diễn ra chiều nay 7/11

Diễn đàn khởi nghiệp du lịch hướng phát triển xanh và bền vững diễn ra chiều ngày 7/11 đã đề cập nhiều vấn đề về hiện trạng khởi nghiệp trong khởi nghiệp du lịch tại Quảng Nâm,

Theo đánh giá, các mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Quảng Nam hiện tại phần lớn đang dựa vào tài nguyên cứng mà không lồng ghép sự sáng tạo trong đời sống, sinh hoạt xã hội. Cùng với đó, các chủ thể đã không không khai thác được chiều sâu giá trị câu chuyện văn hóa bản địa dẫn đến không thu hút được du khách.

Từ góc nhìn quản lý du lịch, ông Văn Bá Sơn - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam cho hay thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch nhận được đánh giá cao từ du khách và người mua. Từ nhìn nhận của ông Sơn, các mô hình này đóng góp tích cực vào việc tạo ra sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch nông thôn cũng như giới thiệu sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam và văn hóa Quảng Nam.

“Thế nhưng, số lượng dự án khởi nghiệp du lịch ở Quảng Nam còn khiêm tốn trong khi dư địa phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch canh nông, du lịch sinh thái... còn rất lớn và cần nắm bắt cơ hội”, ông Sơn nhận định.

Là một chủ thể đang khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch, anh Lê Minh Cảnh – người phát triển thương hiệu Mỳ Quảng Niêu cho rằng câu chuyệ khởi nghiejejp của bản thân sẽ giúp người dân cùng với du khách giữ gìn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống tại TP. Hội An và tạo việc làm ổn định và lâu dài cho chính người dân để giữ gìn nghề truyền thống. Theo anh Cảnh, trên thực tế để khơi nghiệp từ ẩm thực gắn liền với du lịch là một câu chuyện khó vì món đặc sản của Quảng Nam đã có nhiều người làm trước đó và bản thân không thể trùng lắp với những người khác.

a

Dự án khởi nghiệp Mỳ Quảng Niêu đang dần nhận được sự quan tâm của khách du lịch khi đến với TP. Hội An. 

“Vì vậy, việc hình thành sản phẩm ẩm thực đặc sản gắn liền với các làng nghề truyền thống sẽ mang lại giá trị đặc biệt với du khách qua đó giới thiệu Mỳ Quảng đến du khách trong và ngoài nước nhiều hơn. Đồng thời, bản thân cũng muốn truyền tải Mỳ Quảng Niêu hướng đến thực phẩm sạch, chất lượng từ các nguyên liệu bản địa cũng như tính thẩm mỹ món ăn, từ đó khách du lịch có thể yên tâm tải nghiệm sản phẩm khi du lịch tại địa phương”, anh Cảnh nói.

Nói về việc khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch, ông Lê Quốc Việt - Chủ nhiệm CLB điểm đến Quảng Nam gìn giữ giá trị bản địa kiến nghị cộng đồng startup tại Quảng Nam cần nắm bắt cơ hội, có tinh thần dám nghĩ dám làm. Đồng thời, vị này cũng cho lời khuyên các chủ thể khởi nghiệp cần phải lập kế hoạch rõ ràng nghiên cứu SWOT kỹ càng trước khi “dấn thân” vào hành trình khởi nghiệp đầy gian nan.

“Đặc biệt là cần dựa vào giá trị cốt lõi, trong đó xác định rằng tài nguyên là hữu hạn, sáng tạo là vô cùng. Các chủ thể cần nghĩ đến việc khác biệt hay là chết, bởi sự trùng lắp rất khó mang lại kết quả tích cực. Đặc biệt, cần lựa chọn chiến lực marketing và phát triển phù hợp”, ông Việt cho lời khuyên.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thông tin hiện địa phương đã có chủ trương tổ chức Năm đa dạng sinh học quốc gia trong năm 2024. Thông tin từ ông Bửu, đây cũng là hoạt động hướng tới phát triển xanh nói chung và du lịch xanh nói riêng.

Theo ông Bửu, nhiều tổ chức quốc tế hiện cũng rất hứng thú và đồng hành tích cực với Quảng Nam trong các chương trình phát triển xanh. Từ đó, dư địa sáng tạo của con người Quảng Nam, nhất là thế hệ trẻ là một yếu tố đặc biệt cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa để hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu.

Về góc độ chuyên gia, ông Phạm Thanh Tùng - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và du lịch nông nghiệp khuyến nghị các startup tại Quảng Nam cần phải tích lũy kinh nghiệm, tài chính, mối quan hệ bằng cách làm các công việc liên quan như marketing hay tạo tour du lịch... Theo vị này, các chủ thể cần thoát khỏi tư duy lối mòn là mua đất, thuê đất để khởi nghiệp khi chưa có đủ nguồn lực tài chính.

“Thay vào đó là tìm giải pháp hợp tác với hộ nông dân có sẵn tài nguyên đất để phát triển”, ông Tùng nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều hạn chế khiến khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng khó thu hút đầu tư

    Nhiều hạn chế khiến khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng khó thu hút đầu tư

    08:56, 07/11/2023

  • 30 NĂM THÀNH LẬP DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP: 20 năm chắp cánh ước mơ Khởi nghiệp

    30 NĂM THÀNH LẬP DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP: 20 năm chắp cánh ước mơ Khởi nghiệp

    05:40, 05/11/2023

  • Cầu nối với hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam

    Cầu nối với hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam

    10:03, 04/11/2023

  • Bức tranh khởi nghiệp ở Nghệ An: Nhiều gam màu sáng

    Bức tranh khởi nghiệp ở Nghệ An: Nhiều gam màu sáng

    13:49, 03/11/2023

  • Tư duy mở để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo mở

    Tư duy mở để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo mở

    08:54, 01/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đẩy mạnh khởi nghiệp du lịch tại Quảng Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO