Hai dự án kết nối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép - Thị Vải (Vũng Tàu) được Cục Đường sắt VN trình Bộ Giao thông Vận tải kêu gọi đầu tư nước ngoài với số vốn gần 90.000 tỷ đồng.
>>>Đường sắt "bắt tay" doanh nghiệp logistics khép kín chuỗi vận tải
>>>Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Đủ điều kiện để hội đồng đánh giá, nghiệm thu
Ông Dương Hồng Anh, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết dự án đường sắt vào cảng Lạch Huyện có điểm đầu là ga Dụ Nghĩa thuộc tuyến đường sắt Gia Lâm (Hà Nội) - Hải Phòng, điểm cuối là ga Tiền Cảng.
Theo thiết kế, điểm đầu của dự án là ga Dụ Nghĩa trên khu gian Dụ Nghĩa - Vật Cách, tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng, điểm cuối là ga Tiền Cảng (ga phân loại) với hướng tuyến cải tạo ga Dụ Nghĩa (ga nối ray) và mở mới ga Nam Hải Phòng (ga lập tàu).
Từ ga Dụ Nghĩa tuyến đường vượt qua sông Lạch Tray theo hướng xuống phía Nam TP Hải Phòng tới ga Nam Hải Phòng (khu vực xã Minh Tân), tới bán đảo Đình Vũ, qua cầu Tân Vũ đến ga Đình Vũ. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 32.600 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn dự kiến 25 năm và hoàn trả vốn vay trong 30 năm.
Được biết, dự án đầu tư đường sắt vào cảng Lạch Huyện đang ở bước lập dự án để thay thế tuyến đường sắt đến cảng Hải Phòng do hạn chế khai thác bởi ảnh hưởng giao thông đô thị.
Cùng với dự án trên, dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hiện đã được lập dự án đầu tư và được Bộ GTVT chấp thuận kết quả nghiên cứu và được cập nhật nghiên cứu khả thi hoàn thành năm 2019 do Koica tài trợ.
>>>Đề nghị dừng thu phí cảng biển năm 2021 và giảm 50% năm 2022
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành đường sắt
Tuyến đường sắt này có chiều dài 84km, khổ 1.435mm, đi song song QL51, đi qua khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải và cảng Bến Đình - Sao Mai. Vốn đầu tư dự án dự kiến khoảng 56.800 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn là 19 năm, thời gian hoàn trả vốn vay là 30 năm.
Theo ông Nguyễn Khánh Tùng, Phó trưởng Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) nhận định, để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, việc phê duyệt chủ trương đầu tư là điều cần thiết. Với dự án đường sắt mới đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), sẽ rất khó kêu gọi nhà đầu tư bỏ ra số tiền lớn để đầu tư cả dự án vì thời gian thu hồi vốn kéo dài.Với các dự án nêu trên, Cục Đường sắt VN đã đề xuất kêu gọi đầu tư nước ngoài theo hình thức tài trợ vốn, hợp tác hoặc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật; liên doanh, góp vốn mua cổ phần... Riêng dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đã được đưa vào danh mục Bộ GTVT kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.
Do vậy cần xác định rõ các hạng mục nhà nước có thể tham gia, để tạo sức hút với nhà đầu tư. Theo đó nhà nước có thể đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt chính, tư nhân đầu tư đầu máy - toa xe hoặc đầu tư kho, bãi. Có như vậy dự án mới khả thi.
Trước đó, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trước năm 2030 sẽ có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường bộ cao tốc, kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, dài 102 km.
Ở phía Nam có tuyến đường Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài 84 km.
Được biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440 km thì mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, bao gồm cả 2 tuyến trên có tổng chiều dài 2.362 km.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt chủ trương xây dựng 2 bến container tại Khu bến cảng Lạch Huyện
19:40, 05/03/2021
Hải Phòng: Khu bến cảng Lạch Huyện sắp có thêm bến số 5, số 6
11:43, 24/01/2021
Hải Phòng: Đề xuất mở rộng cảng Lạch huyện mang tầm cỡ Quốc tế
01:15, 28/09/2020
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư xây 2 bến tại cảng Lạch Huyện
01:55, 24/09/2020
Đề xuất 90.000 tỷ đồng làm đường sắt kết nối cảng biển
06:43, 24/11/2021
Đường sắt "bắt tay" doanh nghiệp logistics khép kín chuỗi vận tải
00:38, 03/11/2021