Theo HoREA cho rằng quy định kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có tổng doanh thu không quá 300 tỉ đồng là chưa phù hợp với thực tiễn, nên giới hạn dưới 100 tỷ đồng/năm.
>>Đa dạng kênh huy động vốn bất động sản
HoREA vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Theo HoREA quy định bất động sản có tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng có thể tạo ra biệt lệ cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản là chưa đúng, chưa bảo đảm tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Bởi lẽ, so sánh với doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Hay với doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Do vậy, khoản 2 Điều 7 Dự thảo Nghị định chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng.
>>Bất động sản vẫn đứng đầu về lợi suất trong các kênh đầu tư
Bên cạnh đó, HoREA kiến nghị không nên có quy định dành biệt lệ cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bởi lẽ kinh doanh bất động sản cũng không phải là đặc thù so với các lĩnh vực kinh doanh khác của nền kinh tế, mà nên được đối xử ngang bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP.
Cũng theo hiệp hội này, ý kiến cho rằng quy định tổng doanh thu kinh doanh 300 tỷ đồng trong một năm như vậy phù hợp với thực tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển cũng chưa chính xác, chưa đúng, chưa phù hợp với chủ trương của Nhà nước đang khuyến khích các cá nhân, hộ kinh doanh (theo cơ chế nộp thuế khoán doanh thu) chuyển thành doanh nghiệp, bởi lẽ nếu kinh doanh chuyển nhượng bất động sản có tổng doanh thu 300 tỷ đồng thì cá nhân chỉ phải nộp ngân sách nhà nước bằng 2%/giá trị hợp đồng tương đương 6 tỷ đồng, nhưng nếu thành lập doanh nghiệp thì số thu ngân sách nhà nước sẽ nhiều hơn, gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Cuối cùng, HoREA cũng cho rằng khoản 2 Điều 7 Dự thảo Nghị định chưa dự liệu trường hợp cá nhân chỉ bán 1 nhà, 1 sản phẩm bất động sản có giá trị lớn, có thể có giá lên đến 2-300 trăm tỷ đồng (hoặc có giá cao hơn), như bán 1 biệt thự hoặc 1 biệt thự du lịch hoặc 1 căn hộ penthouse siêu sang do mình sở hữu hoặc được thừa kế thì cũng cần bổ sung vào khoản 2 Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định các trường hợp này không phải thành lập doanh nghiệp mà chỉ phải nộp thuế cho Nhà nước theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam trở thành "điểm nóng" thị trường trung tâm dữ liệu bất động sản
13:06, 28/06/2024
Đa dạng kênh huy động vốn bất động sản
12:18, 28/06/2024
Bất động sản vẫn đứng đầu về lợi suất trong các kênh đầu tư
03:00, 28/06/2024
M&A bất động sản: Doanh nghiệp Việt có "hụt hơi" trên sân nhà?
03:00, 28/06/2024
Quản trị rủi ro pháp lý trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản
15:00, 27/06/2024