Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTTP

KHÔI NGUYÊN 19/10/2021 04:10

Theo VKSND tối cao, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự lần này xác định: chỉ sửa đổi những quy định có liên quan trong BLTTHS để bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP...

hihihihi

UBTVQH nghe báo cáo và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp thứ ba, chiều 17/9

Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.     

Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 để phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (viết tắt là Nghị quyết số 72/2018/QH14). Triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2018/QH14, Chính phủ ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (viết tắt là Quyết định số 121/QĐ-TTg).

Khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể khởi tố vụ án hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý khi có yêu cầu của người bị hại. Đồng thời, khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đang quy định theo hướng một trong những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 của BLHS là bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. 

Tuy nhiên, điểm g khoản 6 Điều 18.77 Hiệp định CPTPP quy định: “Đối với các hành vi phạm tội mô tả tại khoản từ 1 đến 5, mỗi Bên phải quy định: … (g) Các cơ quan có thẩm quyền của mình có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền” (trong đó, các hành vi phạm tội mô tả tại các khoản từ 1 đến 5 là các hành vi phạm tội liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu).

Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 155 và khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự chưa tương thích với điểm g khoản 6 Điều 18.77 Hiệp định CPTPP.

hihihi

Dự thảo sửa đổi lần này chỉ tập trung sửa đổi những quy định có liên quan trong BLTTHS để bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP và giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn do thiên tai, dịch bệnh gây ra. 

Theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 và Quyết định số 121/QĐ-TTg, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát Bộ luật Tố tụng hình sự để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP. 

Thực hiện trách nhiệm nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành rà soát Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Kết quả rà soát cho thấy, đối chiếu với mục 4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14, để thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã phê chuẩn, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cần được sửa đổi 02 điều:

Thứ nhất, sửa đổi khoản 1 Điều 155 theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần có yêu cầu của người bị hại;

Thứ hai, sửa đổi khoản 8 Điều 157 theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để bỏ căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Theo Nghị quyết số 72/2018/QH14, Quyết định số 121/QĐ-TTg, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 lần này xác định: chỉ sửa đổi những quy định có liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự để bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP đối với Việt Nam; chưa đặt ra việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định của Bộ luật tại thời điểm này vì cần phải có quá trình tổng kết và có sự thống nhất, đồng bộ với các đạo luật khác có liên quan.

Theo dự thảo đề cương, Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi sẽ bao gồm 02 điều:

- Điều 1. Sửa đổi một số điều, khoản của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 (khoản 1 Điều 155; khoản 8 Điều 157).

- Điều 2. Hiệu lực thi hành.

Tại dự thảo Tờ trình, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2021 theo hướng: tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đồng thời, cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020).

Có thể bạn quan tâm

  • Tách Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp thành 2 dự án luật

    Tách Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp thành 2 dự án luật

    16:06, 18/08/2019

  • Phiên họp thứ 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xem xét 2 dự án luật sửa đổi

    Phiên họp thứ 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xem xét 2 dự án luật sửa đổi

    14:57, 08/05/2019

  • Thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch

    Thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch

    09:03, 15/06/2018

  • Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

    Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

    05:00, 11/06/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTTP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO