Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được cân nhắc kỹ

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng chịu thuế TTĐB nếu không cân nhắc kỹ sẽ có thể “lợi bất cập hại”.

>> Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để “hạ nhiệt” giá xăng

Ở Việt Nam, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đã qua các lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế - xã hội, với yêu cầu quản lý thuế trong từng giai đoạn, với chính sách điều tiết của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hậu COVID-19 và những tác động mới nhất của xung đột chính trị Nga - Ukraine tới nền kinh tế nước ta, việc đề xuất tăng thuế TTĐB đối với một số mặt hàng chịu thuế TTĐB cần được cân nhắc kỹ càng, nếu không có thể gây ra “lợi bất cập hại.

Khó khăn chồng chất

Theo Bộ Công Thương, nhiều hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống đã bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh, xung đột vũ trang tại Ukraine. Vì thế Bộ Công Thương đã yêu cầu các cơ quan quản lý thị trường phải định kỳ báo cáo 2 lần/tuần để Bộ cập nhật tình hình.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 2/2022, giá xăng dầu đã tăng thêm 5,8%; giá thực phẩm, lương thực tăng thêm 0,35% so với tháng 1. Đây là những nhân tố chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1%, và có thể còn tăng cao hơn nữa trong những tháng sắp tới do những bất ổn kinh tế, chính trị, đặc biệt khi giá dầu thô trên thị trường thế giới vượt 120 USD/thùng, gây áp lực rất lớn lên lạm phát của Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp lao đao hậu COVID-19 khiến đời sống công nhân ngày càng trở nên khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp lao đao hậu COVID-19 khiến đời sống công nhân ngày càng trở nên khó khăn.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp, nhà máy lao đao trong suốt hai năm qua, không đủ đơn hàng khiến họ phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, giảm giờ tăng ca… khiến bức tranh đời sống của người công nhân thêm ảm đạm. Việc đưa các doanh nghiệp mạnh mẽ trở lại đường đua vẫn còn là thách thức lớn và Chính phủ đã liên tục yêu cầu các bộ ngành có những gói giải pháp thiết thực để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt sóng 2022.

Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường, phức tạp với những chủng mới, các triệu chứng hậu COVID kéo dài và số ca mắc tăng mạnh trong thời gian gần đây với một số hạn chế đang được cân nhắc để áp dụng. Thêm nữa, lạm phát toàn cầu tăng cao, một số đồng tiền chủ chốt của kinh tế thế giới như USD, EURO đang mất giá có thể cho thấy sự hồi phục của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế sẽ còn diễn ra rất chậm chạp với nhiều khó khăn, thách thức trong một vài năm tới.

Vùng trồng bị đe dọa

Huyện Iapa là một trong những địa phương có diện tích cây thuốc lá lớn nhất của tỉnh Gia Lai. Vụ 2020-2021, trên địa bàn huyện có khoảng 700 hộ nông dân trồng thuốc lá với diện tích 1.119ha. Đây là diện tích đất trồng được chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm và đất lúa kém hiệu quả, trong đó tập trung chủ yếu là đất trồng cây ngô, đậu đỗ, sắn.

>>Cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu lên 85%

Với thu nhập ổn định từ cây thuốc lá và được bao tiêu sản phẩm nên nhiều hộ nông dân mạnh dạn kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp để duy trì diện tích sản xuất và coi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình. Các doanh nghiệp đầu tư thu mua thuốc lá tại địa phương cũng đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo từ cây thuốc lá. Theo Phòng Nông nghiệp Iapa, một số công ty còn tích cực tham gia ủng hộ các chương trình, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Hiện tại, trên các vùng trồng lá, trong điều kiện thuận lợi, không gặp sâu bệnh, năng suất bình quân có thể đạt trên 3 tấn/ha, sản lượng 3.360 tấn/ha. Năng suất sản lượng này sẽ được các công ty bao tiêu theo hợp đồng đã ký ở mức giá bình quân 55.000 đồng/kg đối với thuốc lá đạt chất lượng và 55.000-60.000 đồng/kg với những hộ nông dân thu hoạch đúng chất, chất lượng sản phẩm tốt.

Như vậy sau khi trừ chi phí, mỗi hộ trồng thuốc lá có thể lãi từ 60 - 80 triệu đồng/ha thuốc lá. Nếu tính thêm công lao động thì tổng thu nhập có thể là 80 - 120 triệu đồng/ha. Mức giá này được các đơn vị đầu tư và người nông dân tính toán và duy trì ổn định qua nhiều năm, chủ động nguồn vật tư đầu vào và sâu sát hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo nông dân sản xuất hiệu quả nhất. Đây cũng là động lực giúp bà con nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng, đem lại giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện đã khiến nhiều vùng bị phong tỏa, giá phân bón, xăng dầu, vật tư đều tăng cao nên từ đồng ruộng đến nguồn công lao động gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thời tiết trở nên thất thường trong những năm gần đây cũng gây ra bất lợi cho mùa vụ. Ở Iapa, một số giống thuốc lá có biểu hiện nhiễm sâu bệnh, có xu hướng giảm năng suất, giảm chất lượng đã khiến ngành trồng thuốc lá đối mặt với không ít khó khăn. Vì thế, Phòng Nông nghiệp Iapa ước tính, trong vụ Đông Xuân 2021-2022, diện tích thuốc lá toàn huyện có thể giảm, và như thế, mục tiêu phát triển kinh tế toàn huyện cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đây là ước tính trong tình hình chưa áp dụng tăng thuế TTĐB lên thuốc lá. Nếu áp dụng, kịch bản có thể xấu hơn.

Thuế TTĐB có thể ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của nhiều nông dân.

Thuế TTĐB có thể ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của nhiều nông dân.

Ước tính có hơn 100.000 nông dân, khoảng 10.000 công nhân viên trong các công ty, và khoảng 1 triệu nhân viên bán lẻ trong ngành đang bị lao đao vì dịch bệnh, thuốc lá lậu, bất ổn kinh tế chính trị… Vòng xoáy tăng thuế TTĐB, đặc biệt là tăng cao và ngay trong khi khi nguy cơ dịch bệnh và lạm phát vẫn còn treo lơ lửng trong vài năm sắp tới sẽ khiến thị trường thuốc lá sẽ vào tay những đầu nậu buôn lậu hay những đường dây vận chuyển thuốc bất hợp pháp xuyên biên giới. Đời sống người lao động sẽ thêm khó khăn chồng chất và nguy hiểm nhất là nhiều người thất nghiệp sẽ lại bị cuốn vào các đường dây buôn lậu, từ đó phát sinh thêm các tệ nạn xã hội cũng như những rủi ro về an toàn, an sinh xã hội và cuộc sống.

Đâu là giải pháp?

Nhằm duy trì và chuyển đổi vùng nông thôn bền vững, giúp nông dân yên tâm sản xuất, Phòng Nông nghiệp Iapa đã đề xuất các doanh nghiệp đầu tư, thu mua nên chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, đưa vào sản xuất một số giống mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng kháng sâu bệnh để nông dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng.  Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tăng cường đầu tư hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người sản xuất thuốc lá. UBND huyện cũng đã và sẽ tiếp tục phối hợp với các bên để tổ chức thu mua kịp thời, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp lẫn người trồng thuốc lá, xây dựng mối liên kết bền vững với nông dân.

Trong bối cảnh đó, các đề xuất tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá có thể phá vỡ thế ổn định này. Chính vì vậy, đã có một số kiến nghị Chính phủ chưa nên bàn đến việc tăng thuế thuốc lá vào thời điểm này vì các địa phương, đặc biệt vùng sâu vùng xa đang trong kế hoạch xóa đói giảm nghèo của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Trong trường hợp Nhà nước thấy cần phải tiến hành tăng thuế TTĐB với một số hàng hóa thì theo các chuyên gia, một lộ trình tăng thuế hợp lý và thời điểm thực hiện cũng vô cùng quan trọng để các bên có thời gian phục hồi sau đại dịch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được cân nhắc kỹ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608589 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608589 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10