Di dân và câu chuyện biến đổi khí hậu

Diendandoanhnghiep.vn Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng kinh tế quan trọng của đất nước. Vậy mà, trong thời gian qua đã có một cuộc di dân âm thầm khiến cho chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận, suy nghĩ.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là lý do chính khiến người dân Đồng bằng Sông Cửu Long phải di dân. Ảnh: Internet.

Một trong những nội dung Báo cáo Kinh tế thường niên đầu tiên về Đồng bằng Sông Cửu Long, dài 350 trang, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Trường chính sách công và quản lý Fulbright thực hiện, công bố ngày 14/12 tại Cần Thơ vừa qua cho thấy, số dân miền Tây đến TP HCM, Đông Nam Bộ… trong 10 năm qua hơn 1,3 triệu người, lớn hơn dân số một tỉnh trong vùng.

Di dân là vấn đề toàn cầu mà nhiều quốc gia phải đối mặt và đó là quy luật của tự nhiên. Nơi nào đáp ứng được cuộc sống, công việc thì họ tới. Việc này tương tự như một đàn hươu, nơi nào thảo nguyên, cỏ mọc lên thì nó sẽ tới. Không ai muốn xa gia đình, quê hương, tất cả vì cuộc sống cả, nên sẽ không giải quyết được nếu không đảm bảo được công việc tại mỗi địa phương.

Tức là, nếu như mọi nơi, mọi khu vực đều có các khu kinh tế, khu công nghiệp, tốc độ đô thị hóa… đáp ứng nhu cầu cuộc sống thì tự động vấn đề di cư sẽ giảm và ổn định xã hội.

Tuy nhiên, Đồng bằng Sông Cửu Long rộng hơn 3,9 triệu ha, gồm 13 tỉnh thành, khoảng 17,3 triệu dân. Đây là vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam, góp 17,7% GDP của cả nước. Toàn vùng có hơn 55.000 doanh nghiệp hoạt động. Năm 2019, vùng này đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây cả nước.

Nhưng chúng ta sẽ thấy chạnh lòng khi nghe báo cáo của VCCI: Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi có tỷ lệ nhập cư thấp nhất nhưng xuất cư cao nhất. Giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ tăng dân số toàn vùng là 0%, so với cả nước 1,14%. Hai năm qua dân số cả vùng giảm 0,3%.

Vì thế, một vấn đề được đặt ra cần sớm tìm ra phương cách giải quyết: Vì sao người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang di cư mạnh, trong khi vùng có điều kiện tự nhiên màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi?

Xin viện dẫn một nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Lê Thị Kim Oanh và Lê Minh Trường (Đại học Văn Lang) cách đây vài năm, vì có thể là mảnh xếp hình quan trọng còn thiếu. Đó là, họ phát hiện “biến đổi khí hậu” là yếu tố chính trong quyết định di cư của 14,5% người dân Nam Bộ. Nếu con số trên là đúng, biến đổi khí hậu đang đẩy 24.000 người phải tha hương mỗi năm. 

Thực tế, đã có hàng loạt tác động liên quan đến biến đổi khí hậu đằng sau hiện tượng di cư ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Ở khu vực Tây Nam Bộ, bờ biển sạt lở khiến nhà cửa bị nước nuốt chửng. Hàng trăm ngàn hộ dân bị ảnh hưởng do nước biển xâm nhập đất liền, trong khi số khác do hạn hán - một xu hướng vừa do biến đổi khí hậu, vừa do các con đập xây trên thượng nguồn sông Mekong.

Bên cạnh đó, cấu trúc kinh tế chưa ổn định, nhân lực hạn chế, năng suất lao động thấp, hạ tầng giao thông rời rạc, thiếu kết nối khiến vùng đất này chưa phát triển như mong muốn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Phương Lam (Giám đốc VCCI Cần Thơ) cho rằng: “Nếu xét về mặt tâm lý không ai muốn bỏ vùng quê nơi sinh ra và gắn bó lâu đời để ra đi mưu sinh. Nhưng khi người dân ở đây đã ra đi, theo chúng tôi có 2 lý do, một là họ đến nơi nào đáp ứng được nguyện vọng về cuộc sống, thứ 2 thu nhập nơi mình đang sống không đáp ứng được cuộc sống của họ.”

Đáng chú ý, xét về kinh tế có nhiều vấn đề, rõ ràng người dân di cư nhiều nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ đô thị rất thấp. Ở nông thôn, tỷ lệ người di cư trong độ tuổi lao động từ 18 đến 35 là chính, điều đó chứng tỏ người dân địa phương phải di cư tìm việc làm bởi ở địa phương không thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

Từ thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng nếu không có những yếu tố đột biến, khả năng dân số miền Tây tiếp tục giảm, đến năm 2030 cả vùng chưa đầy 17 triệu người. Điều này có nghĩa một lượng người tương đương dân số một tỉnh tiếp tục rời nơi đây.

Không thể chậm trễ trong chiến lược phát triển bền vững, thuận thiên trên cơ sở thích ứng dựa vào hệ sinh thái và nó cần cần được phát huy thực sự. Việc triển khai nghị quyết 120 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu cần được triển khai như một cơ sở pháp lý cho các chuyển dịch sản xuất và dịch vụ.

Trong đó có việc phải chuyển đổi mô hình kinh tế - vốn lệ thuộc nặng vào nhiên liệu hóa thạch và khai thác bừa bãi tài nguyên tự nhiên, nếu muốn giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Nếu không giải quyết tốt sẽ gây nên bất ổn trong điều hành, quản lý, và không thể giải quyết được bài toán ‘di dân giữa thời bình’. Khi đó, mảnh đất Chín Rồng sẽ về đâu?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Di dân và câu chuyện biến đổi khí hậu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713519076 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713519076 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10