Điểm tựa chính sách cho doanh nghiệp logistics Việt

NGỌC THÁI 22/02/2021 11:00

Chính phủ cũng đã có nhiều động thái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương bắt tay vào cuộc, tháo gỡ khó khăn để logistics Việt Nam đón thời cơ “vàng” từ năm nay.

Cách đây 4 năm, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%...Tiếp đó, nhiều chính sách mà Chính phủ đặt ra cho loại hình dịch vụ logistics trong tương lai trong bối cảnh hội nhập quốc tế được ban hành như Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 về kinh doanh dịch vụ logistics; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông…

Trục logistics đang đảo chiều

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải,… tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM và Hà Nội.

Tuy nhiên, các công ty logistics Việt Nam mới đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và mới chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ có doanh số hàng tỉ đô la Mỹ này.

Nguyên nhân được xác định là do cơ cấu tổ chức doanh nghiệp trong nước tham gia vào lĩnh vực này còn đơn giản, chưa thật sự chuyên sâu, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp nên hiệu quả hoạt động còn khiêm tốn. Mặt khác, các doanh nghiệp logistics Việt hiện nay chưa chú trọng khâu tổ chức các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ loại hình dịch vụ logistics hiện nay tại các cảng biển nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu chưa kể luồng lạch nông cạn khiến nhiều tài vận tải công suất lớn của quốc tế không mặn mà cập cảng (ảnh chụp tại Cảng Cửa Lò, Nghệ An)

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ loại hình dịch vụ logistics hiện nay tại các cảng biển nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu chưa kể luồng lạch nông cạn khiến nhiều tài vận tải công suất lớn của quốc tế không mặn mà cập cảng (ảnh chụp tại Cảng Cửa Lò, Nghệ An).

Trong khi việc gia nhập WTO mà Việt Nam là thành viên từ hơn 10 năm nay là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam liên kết dành thị phần, sẵn sàng “bắt tay” với các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã bắt đầu “lót ổ” tại nước ta.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp suốt thời gian qua, Việt Nam đang được thế giới đánh là điểm đến an toàn nên xu hướng dịch chuyển trụ sở, nhân lực khỏi các “công xưởng khổng lồ” như Trung Quốc đến nước ta đã có những tín hiệu chuyển biến rõ nét.

Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì hiện nay, thị trường trong nước đã bắt đầu xuất hiện các “ông lớn” như APL, Mitsui OSK, Maersk Logistics, NYK Logistics... là những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ. Về phạm vi hoạt động, các tập đoàn này hầu như “phủ sóng” ở tất các các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đơn cử như APL Logistics là gần 100 quốc gia, Maersk Logistics là 60 quốc gia, Exel cũng chẳng thua kém.

Đây là cơ hội để doanh nghiệp logistics Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, đón thời cơ “vàng” trong thời gian tới.

Làm gì để đón thời cơ “vàng”?

Theo Quyết định 200/QĐ-TTg thì Chính phủ đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đặt ra 5 nhóm giải pháp chính cần triển khai thực hiện hoàn chỉnh đến năm 2025 trong đó có việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics.

Không chỉ riêng Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng mà các tỉnh miền Trung cũng đã có động thái đầu tư mạnh mẽ nâng cấp cảng biển như: Cảng Cửa Lò, Cảng Vũng Áng, Cảng Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất và Quy Nhơn… Hệ thống cảng hàng không quốc tế như Sân bay Vinh, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh…cũng đã được nâng cấp, mở rộng trong những năm gần đây.

Còn theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN.

Vậy nhưng, theo đánh giá thì hệ thống logistics phát triển theo hướng cầm chừng đó là quy hoạch tổng thể để kết nối loại hình dịch vụ thương mại này vẫn chưa được triển khai đồng bộ, bài bản. Chưa kể, nhiều địa phương phát triển theo kiểu manh mún, chắp vá thiếu khoa học.

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển chuỗi logistics những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đồng bộ theo hướng hiện đại

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển chuỗi logistics những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đồng bộ theo hướng hiện đại

Trong khi đó, gánh nặng về chi phí đối với loại hình dịch vụ logistics trong nước vẫn chưa được hạ nhiệt khiến nhiều doanh nghiệp không được mặn mà để đầu tư.

Để khắc phục các tồn tại, vướng mắc nói trên, Chính phủ cũng đã có nhiều động thái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương bắt tay vào cuộc, tháo gỡ khó khăn để logistics Việt Nam đón thời cơ “vàng” từ năm nay.

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 diễn ra vào tháng 11 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

“Do đó, nếu nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ logistics, sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được rất nhiều chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, của cả nền kinh tế”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An làm gì để khống chế, chống dịch COVID -19?

    Nghệ An làm gì để khống chế, chống dịch COVID -19?

    17:46, 21/02/2021

  • Nghệ An: Hồ sơ chậm giải quyết do chủ quan phải công khai xin lỗi

    Nghệ An: Hồ sơ chậm giải quyết do chủ quan phải công khai xin lỗi

    12:37, 19/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài XI): 5 khó khăn chính của ngành logistics

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài XI): 5 khó khăn chính của ngành logistics

    05:00, 21/02/2021

  • Triển vọng ngành logistics năm 2021

    Triển vọng ngành logistics năm 2021

    04:30, 16/02/2021

  • Ngành cảng biển & logistics năm 2021: Triển vọng tăng trưởng nhờ sự phục hồi toàn cầu

    Ngành cảng biển & logistics năm 2021: Triển vọng tăng trưởng nhờ sự phục hồi toàn cầu

    05:30, 03/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điểm tựa chính sách cho doanh nghiệp logistics Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO