Điện biên: Phấn đấu đưa mắc ca thành cây công nghiệp chủ lực

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù là loại cây trồng mới nhưng qua quá trình trồng thử nghiệm và thí điểm, đến nay cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch.

Nhưng thành công bước đầu

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, diện tích trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.387ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ.

Với tốc độ và khả năng sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, một số diện tích cây mắc ca tại Điện Biên đã ra quả, cho thu hoạch.

Với tốc độ và khả năng sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, một số diện tích cây mắc ca tại Điện Biên đã ra quả, cho thu hoạch.

Tại tỉnh biên giới vùng Tây Bắc này, cây mắc ca đã dần khẳng định được tính ưu việt hơn so với các loại cây trồng khác. Hiện nay, Điện Biên hiện được xem là tỉnh có diện tích trồng mắc ca lớn nhất cả nước. Trước nhu cầu phát triển trồng cây mắc ca của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 5 dự án trồng cây mắc ca với tổng mức đầu tư trên 4.700 tỷ đồng, quy mô thực hiện trồng 17.214 ha.

Bên cạnh chủ trương quy hoạch, tỉnh Điện Biên còn quan tâm đến những chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, được Nhà nước thu hồi đất, giao cho doanh nghiệp thuê để trồng cây Mắc ca theo quy định của pháp luật… Hiện nay các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đang đầu tư, phát triển cây mắc ca tại Điện Biên theo mô hình chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất cây giống, trồng đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 

Ông Là Văn Chanh, bản Pha Nàng, xã Quài Nưa (Tuần Giáo, Điện Biên) chia sẻ: “Mắc ca là cây trồng mới nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng trước đây như sắn, tre, luồng… Năm 2013, tôi bắt đầu trồng thử nghiệm theo lời giới thiệu của một người bạn. Ban đầu tôi cũng phân vân vì chưa có một chút hiểu biết gì về cây trồng mới này. Nhưng nhìn diện tích đất đồi để không nên tôi đánh liều trồng thử, không ngờ cho kết quả ngoài mong đợi.

Sau 5 năm dày công chăm sóc, hiện 1 ha trồng mắc ca của ông đã bắt đầu cho thu hoạch. Năm 2019, ông thu bói được 70 kg, đến năm 2020 sản lượng thu về tăng lên gấp đôi từ 1,8-2 tạ. Dự kiến vụ mùa năm 2021, sản lượng sẽ tiếp tục tăng vì cây bước vào giai đoạn cho quả nhiều.

Chính quyền luôn đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp

Mặc dù vậy, cho đến nay các doanh nghiệp trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh mới tổ chức trồng được 2.616 ha, đạt 15,2% so với quy mô được phê duyệt. Trên thực tế, các dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đang triển khai chậm tiến độ so với quy mô phê duyệt.

Tính đến thời điểm này dự án phát triển cây mắc ca đã được tỉnh Điện Biên  giao đất cho các doanh nghiệp để canh tác. Tuy nhiên, vì gặp phải một số vướng mắc tại những diện tích cây mắc ca trồng thí điểm đang cho thu hoạch và một số dự tính đi kèm mà Điện Biên điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, cụ thể là tăng cường công tác tuyên truyền cho nông dân tại vùng dự án tham gia, nắm và hiểu rõ chính sách, quyền, nghĩa vụ khi triển khai dự án, các nhà đầu tư chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ đo đạc, quy chủ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan, tập trung thực hiện các thủ tục liên quan đất đai, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện giao đất, giao rừng. Các huyện có diện tích trồng mắc ca cần nâng cao trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư trong triển khai dự án. Ông Lê Thành Đô cũng nhấn mạnh thêm, chủ trương trồng cây mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt, với giá trị kinh tế cao, cây mắc ca sẽ cho lợi nhuận lâu dài, tạo việc làm ổn định cho bà con bản địa, giúp bà con yên tâm sinh sống. Thời gian qua, tiến độ triển khai dự án trồng Mắc ca chậm so với quy mô phê duyệt chủ yếu do vướng mắc liên quan đến đất đai chưa được tháo gỡ, sự phối hợp giữa các Sở, ngành, chính quyền địa phương, nhà đầu tư chưa chặt chẽ…

Điện Biên là tỉnh có diện tích trồng thuần Mắc ca lớn nhất cả nước.

Điện Biên là tỉnh có diện tích trồng thuần Mắc ca lớn nhất cả nước.

Ông Đô nhấn mạnh các sở, ngành, địa phương cần tập trung vào cuộc quyết liệt, đồng hành với chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án. Ban chỉ đạo giao đất, giao rừng của tỉnh, thời gian tới trực tiếp chỉ đạo đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án; tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả trồng cây mắc ca cho người dân các xã vùng dự án được hiểu rõ hơn lợi ích mà cây mắc ca đem lại cho bà con, các sở, ngành và các huyện, chính quyền các xã phát huy trách nhiệm phối hợp xử lý, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư…

Với việc chính quyền đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án trồng cây mắc ca, loại cây trồng có giá trị cao này được kỳ vọng sẽ trở thành cây công nghiệp thế mạnh của Điện Biên trong thời gian sắp tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điện biên: Phấn đấu đưa mắc ca thành cây công nghiệp chủ lực tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713496022 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713496022 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10