Điều chỉnh lương tối thiểu 2019 theo hướng nào?

Diendandoanhnghiep.vn Dự kiến trong tháng 7, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ có các cuộc đàm phán đầu tiên về đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2019.

Các chuyên gia cho rằng mức tăng lương tối thiểu phải căn cứ vào chất lượng lao động và sức khoẻ của doanh nghiệp và không thể vượt mức 6%.Trước đó, qua 3 vòng thương lượng, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 thêm 6,5% so với mức lương của năm 2017, tương đương từ 180.000 - 230.000 đồng tại 4 vùng lương.

br class=

Lương tối thiểu vùng của người lao động theo hợp đồng qua các năm.

“Ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tcty CP May Hưng Yên, Nguyễn Xuân Dương cho biết, với 15.000 lao động, với mức tăng lương tối thiểu vùng 6,5% trong năm 2018, kéo theo chi phí đóng BHXH tăng, mỗi tháng, doanh nghiệp này sẽ mất thêm gần 100.000 đồng/lao động, tính ra, mỗi năm, số tiền tăng thêm khoảng 18 tỷ đồng. Thế nhưng, Tổng công ty có 14 doanh nghiệp thành viên, vậy mà chỉ có 9 doanh nghiệp là làm ăn có lãi, 5 doanh nghiệp còn lại lỗ hoặc hoạt động cầm chừng.

Lâu nay, điều chỉnh lương tối thiểu vùng hàng năm luôn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi bởi những bất đồng trong việc đảm bảo mức sống của người lao động và “sức khoẻ” doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng 2019 vẫn được xem là tất yếu.

Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân, Nghị quyết số 27-NQ/TW 2018 tiếp tục khẳng định, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Với các chỉ số kinh tế xã hội như hiện nay, ông Huân nhận định, mức tăng có thể ở 5 hoặc 6%. Tuy nhiên, quá trình đàm phán trong cơ chế ba bên cần lưu ý tới sức chịu đựng của doanh nghiệp và các yếu tố liên quan như nhu cầu sống tối thiểu, chỉ số giá cả, điều kiện kinh tế xã hội, chỉ số GDP, năng suất lao động...

Trên thực tế, những đánh giá mới đây về năng suất lao động đều cho thấy, mối quan hệ giữa lương tối thiểu và năng suất lao động đang “vênh” nhau. Theo đó, tốc độ tăng lương tối thiểu của Việt Nam đang cao hơn tăng năng suất lao động lên tới 50%. Trong khi đó, theo nguyên tắc chung, tốc độ tăng lương tối thiểu chỉ bằng 70% mức tăng của năng suất lao động.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện Nghiện cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, với trường hợp của Việt Nam, lương đang tăng nhanh hơn năng suất, làm “ăn mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp chậm phát triển, dẫn đến giảm thu hút lao động. Bên cạnh đó, vấn đề này còn làm suy giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tạo “lưới đỡ” người nghèo

Một bất cập khác được ông Huân chỉ ra, việc điều chỉnh lương tối thiểu hiện “bao trùm” cả đối tượng có thu nhập cao. Lương tối thiểu đang điều chỉnh đồng loạt ở các nhóm lao động. Do đó, mức thu nhập của người có thu nhập thấp cũng như cao đều được tăng với mức như nhau.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, những tưởng lương tối thiểu được tăng chỉ dành cho những lao động không có chuyên môn kỹ thuật và là “tấm lưới” đỡ cuối cùng, nhưng nay lại tăng cho tất cả lao động. Như vậy, những người có hệ số lương càng cao, vị trí càng cao thì càng có lợi.

Nói cách khác, việc tăng lương tối thiểu sẽ đồng nghĩa với thay đổi thang, bảng của doanh nghiệp, vì trên thực tế lương tối thiểu đang được căn cứ quy định lương bậc 1. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, bảng lương thậm chí có đến 20 bậc, thì việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm mức cao sẽ gây áp lực lớn cho doanh nghiệp. Tính toán mới đây của Bộ LĐ-TB&XH cũng cho thấy, nếu thay đổi quy định theo đề xuất thay vì đáp ứng “nhu cầu sống tối thiểu”, đổi thành “mức sống tối thiểu”, thì chi phí trả lương sẽ tăng hơn 52% so với hiện nay. Trong đó doanh nghiệp phải trả thêm hơn 54.148 tỷ đồng/năm, Nhà nước phải chi thêm hơn 13.738 tỷ đồng/năm.

Do đó, các doanh nghiệp và chuyên gia đều thống nhất cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng cần được xem xét là chính sách phát triển, nâng cao năng suất lao động chứ không phải chính sách an sinh. Hiện khoảng cách bậc 5% của thang lương đã được xoá bỏ tại Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi). Do đó, lương tối thiểu cần được điều chỉnh hài hoà, Chính phủ cần tạo “luật chơi” cho việc đàm phán lương khu vực doanh nghiêp thông qua việc nâng cao khả năng đàm phán của các bên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều chỉnh lương tối thiểu 2019 theo hướng nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714391225 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714391225 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10