Điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi trước 2025

Diendandoanhnghiep.vn Để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng TTCK, đòi hỏi Việt Nam cần phải đổi mới tư duy mạnh mẽ, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu và cơ cấu lại thị trường tài chính quốc gia...

>>> Nâng hạng thị trường chứng khoán: Điểm sáng trong dài hạn

Ý nghĩa của nâng hạng TTCK

Nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) từ thị trường cận biên lên mới nổi, là một trong những mục tiêu quốc gia lớn mà Chính phủ đang hướng tới và quyết tâm thực hiện thành công. Trong Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Chính phủ đã đặt mục tiêu phấn đấu nâng hạng TTCK Việt Nam trở thành thị trường mới nổi trước năm 2025.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng lớn mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện để được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Ảnh minh họa

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng lớn mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện để được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi (ảnh minh họa)

Sau quá trình gần 25 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về quy mô vốn hoá, cơ sở nhà đầu tư, số lượng sản phẩm, giá trị giao dịch hàng ngày, hệ thống hạ tầng cơ sở thị trường; từng bước tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ vận hành TTCK quốc tế và nâng cao chất lượng quản trị, quản lý của các doanh nghiệp; đi đôi với việc gia tăng tính chuyên nghiệp của tất cả các chủ thể tham gia thị trường.

Hiện nay, TTCK Việt Nam đang có nhiều điều kiện, tiền đề và cơ hội lớn để được các tổ chức xếp hạng có uy tín của quốc tế (MSCI, PTSE Russells) xem xét, đánh giá và quyết định nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong tương lai gần.

Khi TTCK Việt Nam được nâng hạng sẽ đem lại rất nhiều ý nghĩa, lợi ích to lớn trên nhiều mặt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững nhằm tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô; gia tăng khả năng thu hút các nguồn lực vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế, gia tăng thu hút số lượng lớn các tổ chức đầu tư nước ngoài uy tín có quy mô lớn, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến tính thanh khoản của TTCK Việt Nam; thúc đẩy nâng cao vị thế và hình ảnh của thị trường vốn quốc gia trong khu vực và thế giới.

Đồng thời, TTCK sẽ cùng với thị trường vốn tín dụng các ngân hàng thương mại và thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành 3 trụ cột kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

>>> Nhà đầu tư hãy tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Tuy nhiên, đây là mục tiêu phấn đấu quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Chúng tôi nhận định, để đạt được mục tiêu lớn này trước năm 2025, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, thách thức và đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu nỗ lực của Chính phủ, Bộ, ngành chức năng và tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Từ đó, Việt Nam có thể đưa ra các giải pháp xử lý kỹ thuật khả thi nhằm sớm đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện tiêu chí đánh giá của 02 tổ chức xếp hạng thị trường quốc tế là MSCI và FTSE Russells trong thời gian tới.

MSCI, FTSE Russells đang đánh giá như thế nào về TTCK Việt Nam?

Hiện nay, thế giới có một số tổ chức xếp hạng TTCK lớn, có uy tín như MSCI, FTSE Russells, S& P và Dow Jones và phần lớn các quỹ đầu tư hoặc các nhà đầu tư tổ chức lớn, trên toàn cầu đều tham khảo chỉ số đánh giá của các tổ chức này, để làm tham chiếu đầu tư gián tiếp vào TTCK thế giới.

Hàng năm, các tổ chức xếp hạng thị trường quốc tế lớn này, đều đưa ra các thông tin liên quan đến tính hấp dẫn của các cổ phiếu, trên thị trường tài chính của các quốc gia trên phạm vi toàn cầu, để các nhà đầu quốc tế có thể tham khảo và quyết định đầu tư. Theo thông lệ thế giới hiện nay, thị trường vốn các quốc gia được chia ra làm 04 nhóm chính như sau: (i) Nhóm Thị trường phát triển (Developed Markets), đây là thị trường có độ mở lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Nhóm Thị trường mới nổi (Emrmeging Markets); (iii) Nhóm Thị trường cận biên (iv) Nhóm Thị trường không đủ điều kiện để được phân loại, bao gồm mức độ phát triển của nền kinh tế, quy mô thị trường và khả năng tiếp cận thị trường và tính thanh khoản). Đối với thị trường tài chính của các nước Châu Á, thì vai trò đánh giá xếp hạng của 02 tổ chức MSCI và FTSE Rusell là rất quan trọng (chiếm khoảng 65 % tỷ trọng). Vì vậy, trong lộ trình thực hiện mục tiêu nói trên, Việt Nam cần phải hết sức chú trọng nghiên cứu một số tiêu chí quan trọng, có tính chất bắt buộc để triển khai thực hiện hiệu quả nhằm sớm đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá mà các tổ chức này đưa ra.

Các tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế, đưa ra các tiêu chí đánh giá đối với từng loại thị trường có thể khác nhau. Tuy nhiên, có một số tiêu chí đánh giá cụ thể quan trọng và có tính nguyên tắc và tương đồng về Cơ sở hạ tầng giao dịch trên TTCK, bao gồm cả hệ thống thanh toán và bù trừ chứng khoán; Khả năng tiếp cận thị trường, bao gồm cả khả năng tự do chuyển đổi ngoại tệ và mức độ mở cửa dòng vốn đầu tư;  Quy mô và thanh khoản của thị trường chứng khoán; Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, đối với các cổ phiếu của TTCK sở tại; Cơ chế giao dịch cổ phiếu linh hoạt, có giao dịch bán khống và cho vay chứng khoán.

Mặc dù, FTSE Rusell đã đưa Việt Nam vào “Danh sách chờ” để theo dõi, xem xét nâng hạng thị trường, từ tháng 9 năm 2018 nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể nào. Và đến thời điểm hiện nay, MSCI vẫn chưa đưa Việt Nam vào “Danh sách chờ” để có thể sớm xem xét, đánh giá nâng hạng thị trường trong năm 2024. Đây thật sự là sự là khó khăn, thách thức rất lớn trong việc chạy đua với thời gian gần 14 tháng sắp tới, để Việt Nam có thể  thực hiện lộ trình với mục tiêu nâng hạng thị trường trước năm 2025 thành công.

Khả năng đáp ứng các tiêu chí nâng hạng

Tổ chức FTSE Russells đã công bố báo cáo xếp hạng TTCK mới nhất vào tháng 9 năm 2023, với việc Việt Nam đang nằm trong “Danh sách chờ” để tiếp tục theo dõi, xem xét và quyết định nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary emerging market). Theo báo cáo mới nhất nói trên của FTSE, đến nay Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được 7/9 tiêu chí đánh giá quan trọng để có thể được nâng hạng thị trường. Tuy nhiên, hiện nay còn 02 tiêu chí quan trọng mà Việt Nam chưa đạt yêu cầu, đó là (i) Chuyển giao đối ứng thanh toán (DvP): Hiện được đánh giá là “Hạn chế - Restricted), do nhà đầu tư cần có tiền trước khi đặt lệnh giao dịch (nhưng theo thông lệ TTCK thế giới là cần có tiền khi thực hiện giao dịch) và (ii) tiêu chí Chi phí xử lý giao dịch thất bại không được chấm điểm (do nhà đầu tư cần có tiền trước khi đặt lệnh nên không xảy ra giao dịch thất bại). Ngoài ra, PTSE Russells cũng lưu ý Việt Nam cần phải cải tiến cải tiến quy trình đăng ký tài khoản mới dễ dàng, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ thị trường chung.

C

Chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường của MSCI còn khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều... (ảnh minh họa)

Khả năng đáp ứng các yêu cầu tiêu chí của tổ chức MSCI. Vấn đề vướng mắc lớn nhất, có thể sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu nâng hạng TTCK trước năm 2025, là đến nay tổ chức MSCI vẫn chưa đưa Việt Nam vào “Danh sách chờ” để theo dõi, đánh giá và sớm xem xét nâng hạng thị trường mới nổi trong thời gian tới. MSCI cũng đã đưa ra 9 tiêu chí mà TTCK Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Đây là các tiêu chí cơ bản, mà MSCI đã đưa ra trong các báo cáo ở các thời điểm tháng 6 năm 2021 và tháng 6 năm 2022. Điều này cho thấy, trong gần 3 năm gần đây, Việt Nam chưa thật sự có sự cải thiện đáng kể nào, để có thế đáp ứng được những yêu cầu của MSCI đã đưa ra.

Hóa giải các thách thức ra sao? 

Thứ nhất, Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg ngày 28/2/2029. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, Đề án này được ra đời ở thời điểm cách đây gần 5 năm trước đây. Ở thời điểm hiện nay, thì điều kiện và bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động lớn và diễn biến thay đổi rất nhanh. Sự cạnh tranh phát triển thị trường tài chính và thu hút các nguồn lực đầu tư quốc tế của các quốc gia đã và đang diễn ra hết sức quyết liệt, gay gắt. Chính phủ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã, đang thực hiện nhiều chính sách cải cách kinh tế và điều chỉnh môi trường đầu tư quốc gia hiệu quả và có tính cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải tận dụng tối đa các nguồn lực phát triển và đón đầu cơ hội lịch sử để có thể bứt phá nhanh phát triển quốc gia thịnh vượng.

Vì vậy, chúng ta cần phải thống nhất nhận thức tầm quan trọng của mục tiêu quốc gia lớn lao này; Đòi hỏi chúng ta cần phải có tư duy đổi mới hết sức mạnh mẽ, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu và nhanh chóng cơ cấu lại thị trường tài chính quốc gia, theo hướng thật sự phù hợp với thông lệ vận hành và liên thông với thị trường tài chính quốc tế. Chính phủ phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Đồng thời, với sự quyết tâm thực hiện cao độ và sự phối hợp thực hiện đồng bộ của các Bộ, ngành và tất cả các chủ thể tham gia thị trường, thì mới đạt được kỳ vọng hiện thực về mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán trước năm 2025.

Thứ hai, mặc dù Việt Nam đã được FTSE Russell đưa vào “Danh sách chờ” xem xét nâng hạng thị trường từ tháng 9 năm 2018 đến nay. Nhưng trong suốt thời gian dài gần 04 năm, mà Việt Nam vẫn không có các giải pháp thực hiện khả thi nhằm cải thiện 02 tiêu chí quan trọng còn chưa đạt yêu cầu nói trên. Vì thế, Việt Nam cần phải hoàn thành các tiêu chí trong năm 2024 (FTSE công bố quyết định định hạng thị trường một năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9), thì mới có kỳ vọng đạt mục tiêu nâng hạng TTCK trước năm 2025. Nếu không, Việt Nam cũng có nguy rất lớn là bị FTSE loại bỏ danh sách chờ theo dõi trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ ba, chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường của MSCI còn khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.

Ngoài 02 tiêu chí định lượng có tính chất quan trọng bắt buộc của MSCI là (i) Giới hạn sở hữu nước ngoài và (ii) Mức độ tự do hoá thị trường ngoại hối; thì các tiêu chí đánh giá khác cũng đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt trong ngắn hạn như các văn bản pháp lý TTCK cần phải được công bố bằng tiếng Anh để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận tham khảo; Tổ chức niêm yết phải bổ sung các tài liệu và báo cáo tài chính bằng tiếng Anh; đi đôi với việc cần phải minh bạch thông tin doanh nghiệp hơn nữa; Doanh nghiệp niên yết cần tuân thủ báo cáo tài chính tiêu chuẩn quốc tế (IFRS); Phát triển hạ tầng thanh toán bù trừ…vv.

Như vậy, chúng tôi cho rằng, với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi trước thời điểm năm 2025 là hoàn toàn không hề dễ dàng, đơn giản. Tất cả các vấn đề khó khăn, nút thắt nói trên, Việt Nam cần phải khẩn trương hoàn thành trong năm 2024, để các tổ chức MSCI và FTSE Russell xem xét, đánh giá và công bố kết quả nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi trong năm 2024.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi trước 2025 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714260301 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714260301 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10