Đô thị thông minh phải có tính kết nối khu vực và quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Đô thị thông minh phải đảm bảo tính kết nối của từng cấu phần trong bản thân đô thị, giữa các đô thị thông minh trong nước với nhau, tiến tới kết nối khu vực và quốc tế thì mới đạt yêu cầu.

>>>Chuyển đổi số trong quản lý đô thị là yêu cầu tiên quyết để hình thành đô thị thông minh

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế TW tại Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế”.

Đô thị thông minh phải có tính kết nối

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, phát triển đô thị thông minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Văn kiện Đại hội Đảng và trong các Nghị quyết chuyên đề của Đảng. Ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu “phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị đồng lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới”. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về đô thị hóa và phát triển đô thị với mục tiêu “Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030”.

ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế TW tại Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế”.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế TW tại Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế”.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, gồm có 11 tỉnh, thành phố, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước.

Nhiều địa phương trong vùng trở thành những điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Hạ tầng giao thông liên kết vùng phát triển mạnh mẽ, trong đó phải kể đến là dự án  tuyến đường cao tốc ven biển nối 7 địa phương vùng Đông Bắc bộ: Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An, tạo thành mạng lưới hạ tầng giao thông liên vùng đồng bộ, hiện đại góp phần phát triển các chuỗi đô thị thông minh.

Tuy nhiên, phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng còn một số tồn tại, như mật độ dân cư vùng còn cao dẫn đến áp lực về phát triển đô thị và các vấn đề phát sinh về môi trường, chất lượng cuộc sống... Cấu trúc không gian phát triển của Vùng còn hình thành thụ động, chưa rõ nét theo định hướng. Tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng chậm so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu; chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng. Công tác điều phối Vùng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, từ quy hoạch, kế hoạch đến cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện...

Tại hội nghị, ông Hiển nhấn mạnh, việc xây dựng đô thị thông minh phải có tính kết nối khu vực và quốc tế. Nếu một thành phố chỉ thông minh trong bản thân thành phố đó mà không tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thì cũng rất khó. Nếu không, chúng ta chỉ là tiêu dùng các công nghệ số mà không tiếp cận được các hệ thống.

Kiến nghị về mặt chính sách

>>Cần xây dựng tiêu chuẩn cho đô thị thông minh

>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển đô thị thông minh để nâng cao tính cạnh tranh quốc gia

Ông Nguyễn Đức Hiển cho rằng, về mặt chính sách cần được triển khai đồng bộ. Trước mắt là 6 dữ liệu quốc gia, gồm: dữ liệu về dân cư, dữ liệu về tư pháp, dữ liệu về doanh nghiệp, dữ liệu về BHXH, dữ liệu về y tế, dữ liệu về đất đai và tài nguyên phải có sự liên thông.

Khung pháp lý cho xây dựng đô thị thông minh, hành lang pháp lý nói chung phải tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là những vấn đề khung tiêu chuẩn. Về mặt chính sách các cơ quan quản lý nhà nước cần có định hướng để có những bộ tiêu chuẩn, định hướng chung, tránh trường hợp xây dựng các giải pháp công nghệ, nền tảng số sau này không kết nối được giữa các đơn vị, dẫn đến lãng phí nguồn lực.

"Các cơ quan, các địa phương phải xác định, định hướng về mặt tổng thể, chuẩn hoá, thông minh hoá các quy trình trước, sau đó là công tác dự liệu rồi mới đến vấn đề công nghệ" - ông Hiển nhấn mạnh.

Phải có những chính sách đặc thù, cả về mặt tài chính, nhân sự trong vấn đề quản trị, triển khai các đô thị. “Với các quy định tài chính như hiện nay, các địa phương sẽ rất khó khăn trong việc thu hút người tài, người giỏi. Chúng ta có thể có công nghệ tốt nhưng không có con người tốt để xây dựng, vận hành thì đô thị thông minh đó không có ý nghĩa gì cả”.

Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế”.

Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế”.

Xây dựng đô thị thông minh đòi hỏi vai trò nhà nước tham gia tư vấn phải chuyên sâu. Bên cạnh đó là vai trò của các hiệp hội, nhưng hiệp hội không thể tự làm nếu không có sự phối hợp của nhà nước.

Đối với các địa phương, Phó Trưởng Ban Kinh tế TƯ lưu ý, trên cơ sở các định hướng chung, mỗi địa phương phải từ thực tế của mình, phải đề xuất ra cách tiếp cận phù hợp. Tầm nhìn dài hạn nhưng các đề án kế hoạch, chiến lược thì phải chia theo lộ trình, phù hợp với nguồn lực, đặc điểm, yêu cầu của mỗi địa phương. Phải có cách tiếp cận tổng thể tránh tư duy nhiệm kỳ.

Trước hết là tập trung giải quyết các vấn đề mà người dân quan tâm, ví dụ vấn đề liên quan đến giao thông, vấn đề liên quan đến xử lý rác thải… các vấn đề tác động ngay đến người dân. Nếu chúng ta tập chung vào những vấn đề xa xôi, người dân sẽ chưa thấy những tiện ích phù hợp và sử dụng.

Phải có sự quyết liệt của cấp lãnh đạo cao nhất. Phải thực hiện quy hoạch thông minh trước. “Đó là vấn đề ưu tiên số 1, rồi hãy nghĩ đến các vấn đề thông minh khác. Như vậy, việc ứng dụng các công nghệ, các nội dung trong xây dụng quy hoạch cần được ưu tiên, triển khai 1 cách đầy đủ”.

Các đề án phải được đặc biệt lưu tâm đến chất lượng. Ông Hiển dẫn chứng, “câu chuyện thật, chúng tôi có tổ chức 1 nhóm đi mượn các đề án của từng địa phương về xem, chúng tôi nhận thấy về cơ bảc các đề án của các địa phương đều có cấu trúc như nhau, thậm chí cách diễn giải cũng giống nhau. Tôi cho rằng đó là câu chuyện đáng để suy nghĩ”.

Đến nay, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Về triển khai các dịch vụ đô thị thông minh, có khoảng gần 40 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 17/63 tỉnh đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh; 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế  thông minh...; nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án đô thị thông minh chiếm từ 50-90%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đô thị thông minh phải có tính kết nối khu vực và quốc tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714123539 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714123539 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10