Cước vận tải biển của Việt Nam hiện đang phụ thuộc hầu như 100% vào các hãng tàu nước ngoài. Tuy nhiên thời gian qua, các hãng tàu tăng mức phí vô tội vạ khiến chi phí của doanh nghiệp ngày một tăng.
Theo ông Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, vận tải biển chiếm đến 50 - 60% giá trị dịch vụ logistics nhưng hiện nay lĩnh vực này lại thuộc về hầu hết các hãng tàu nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước chỉ làm thuê cho nước ngoài những việc nặng nhọc như bốc xếp, kiểm đếm…
Tăng phí vô tội vạ
Có thể bạn quan tâm
09:49, 18/04/2018
06:00, 17/04/2018
09:58, 16/04/2018
08:18, 16/04/2018
05:30, 16/04/2018
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo phản ánh của doanh nghiệp thủy sản, thực tế trong thời gian qua các hãng tàu tăng mức phí vô tội vạ khiến chi phi của doanh nghiệp ngày một tăng. Trong những năm gần đây, nhiều hãng tàu đã tăng thêm các mức phí thu so với trước đây rất nhiều. Chẳng hạn, hãng tàu Mearsk/MCC Line là hãng tàu có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây đã tăng thêm phí khá lớn. Cụ thể, phụ phí xếp dỡ hàng hóa thu theo mỗi container (THC) năm 2013, hãng tàu này thu là 4 triệu đồng/container. Đến năm 2018 mức phí này tăng lên 5,2 triệu đồng/container. Phí lệnh giao hàng (DO) năm 2013 là 550.000 đồng, đến nay là 730.000 đồng; Phí vê sinh container năm 2013 là 490.000 đồng/container, hiện nay là 680.000 đồng/container…
Thêm nhiều loại phụ phí vô lý
Ngoài việc tăng phí, một số đại lý hãng tàu phụ thu một số phí không hợp lý như: Phí khai báo trọng lượng (VGM) khoảng 300.000 đồng- 550.000 đồng cho một lô hàng; Phí truyền dữ liệu, đại lý Việt Nam truyền dữ liệu cho đại lý nước ngoài thông qua website nhưng họ cũng thu thêm của chủ hàng khoảng 750.000 - 850.000 đồng/lô hàng.
Điển hình, từ năm 2016 hãng tàu Mearsk/MCC Line thu thêm phí phí mất cân bằng vỏ container (CIC) với mức thu 60 USD/container. Hay hãng tàu ZIM và MSC thu phí xà lan từ tháng 8/2017 (phí vận chuyển container bằng xà lan từ các ICDs và các cảng ở TP HCM đi cảng Cái Mép để xếp container lên tàu vận chuyển đi quốc tế)...
Theo đánh giá của Bộ GTVT, việc thu các khoản phụ thu này tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, không có sự đồng thuận giữa hãng tàu và chủ hàng xuất nhập khẩu Việt Nam; không có sự thông báo trước về mức thu cũng như thời gian thu; chưa có cơ quan quản lý các loại phụ thu ngoài giá vận chuyển bằng đường biển…
Hải quan lập Tổ phát triển Cơ chế một cửa quốc gia Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định 1201thành lập Tổ triển khai, phát triển Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương mại. Tổ triển khai của Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ giúp việc Bộ Tài chính các công việc liên quan đến Hội nghị chuyên đề về giải pháp thúc đẩy phát triển NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại (dự kiến tháng 5/2018). Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã yêu cầu Tổng cục Hải quan- Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại cần nỗ lực chuẩn bị kế hoạch hành động để thực hiện NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại, trong đó xác định rõ thủ tục cắt giảm, lộ trình cắt giảm; tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành và lộ trình cắt giảm cụ thể để đạt mục tiêu giảm tỉ lện này xuống dưới 15%... Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ thời điểm triển khai (tháng 8/2015) đến 15/3, có 11 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 47 thủ tục hành chính, tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý hơn 1,05 triệu bộ hồ sơ (chưa tính hồ sơ trong lĩnh vực Hải quan) và trên 19.800 doanh nghiệp tham gia. Riêng từ 1/1-15/3/2018, số hồ sơ đạt trên 152.700 bộ, và trên 1.700 doanh nghiệp tham gia. BT |