Hiện nay, do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có biện pháp để tháo gỡ khó khăn và duy trì sản xuất.
Ngành nông nghiệp cũng như nhiều ngành khác đang bị ảnh hưởng nặng lề bởi dịch COVID-19, nếu tình trạng này kéo dài thì nhiều doanh nghiệp có thể sẽ bị phá sản.
Doanh nghiệp lao đao
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính Phủ đã giao Ngân hàng nhà nước triển khai gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giảm phí, .... Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được giao cho Bộ Tài chính để tập trung vào việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
00:37, 04/04/2020
14:19, 24/03/2020
06:28, 10/03/2020
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các gói tín dụng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp, nhưng chỉ như vậy là chưa đủ để giúp họ vượt qua khó khăn, Bởi hơn ai hết, sự tồn vong của doanh nghiệp ở thời điểm này phụ thuộc vào chính các phương án ứng phó từ ban lãnh đạo công ty, cũng như người đứng đầu doanh nghiệp.
Là 1 trong 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê có doanh số xuất khẩu lớn nhất cả nước Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là thị trường Châu Âu, Mỹ,… Tuy nhiên, hiện nay các nước nhập khẩu cà phê lớn như Châu Âu, Mỹ, Brazin đều đã đóng cửa do dịch COVID-19. Vì vậy, việc mua bán và giao thương hàng hóa bị thắt lại, những lô hàng đã ký rồi không giao dịch được phải chờ sau khi hết dịch COVID-19 thì các đối tác mới tiếp tục làm việc. “So với cùng kỳ năm 2019 thì năm nay doanh thu xuất khẩu cà phê của chúng tôi giảm tới 50%. Trong khi dòng tiền đổ vào hàng tồn kho nhiều, hàng hóa không xuất khẩu được, công ty vẫn phải chịu khoản lãi vay cao khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn” ông Hiệp Nói.
Theo ông Lê Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty XNK cà phê 2-9 Đăk Lăk , tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở Châu Âu khiến cho thị trường xuất khẩu chính của công ty bị đình trệ. Dù trong quý I năm nay, công ty đã ký các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài khối lượng 30.000 tấn cà phê nhưng dịch diễn biến phức tạp khiến các đối tác ngừng nhập hàng. Với mức giá cà phê giảm sâu trong khi các hợp đồng mới tại Châu Âu không ký được, công ty đã tìm đến các thị trường khác nhưng tình hình cũng không khả quan bao nhiêu.
Gánh nặng lãi vay
Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và đặc biệt là ngành cà phê rất lớn. Chính quyền địa phương kiến nghị với Chính phủ cần sớm có những hỗ trợ về lãi suất, tín dụng đối với các đơn vị đang triển khai những hợp đồng xuất khẩu hoặc người sản xuất, chế biến đang gặp khó khăn. Điều đó là động lực lớn để người nông dân, doanh nghiệp duy trì sản xuất ổn định.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group, dịch bệnh đang tràn lan ở châu Âu nên hầu hết nhà máy chế biến cà phê ở đây đã đóng cửa, các lô hàng xuất đi châu Âu đều bị hủy, kéo giá cà phê trên thị trường giảm sâu và ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Trong lúc này doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ để họ có năng lực tài chính trữ hàng chờ giá. Có như vậy mới vực dậy ngành xuất khẩu nông sản trong năm 2020, cũng như hỗ trợ và giảm rủi ro cho các ngành xuất khẩu khác.
“Giá cà phê đang bị rơi tự do nhưng lực mua của các doanh nghiệp hầu như không còn nữa vì hàng hoá không xuất được nênkhông có dòng tiền quay về. Mong rằng Chính phủ căn cứ vào lượng hàng tồn kho, vốn vay, hạn mức tín dụng từ tháng 1 tới nay đểgiảm lãi suất gấpchonhững doanh nghiệp có nhiều lượng hàng tồn kho để chúng tôi giảmgánh nặnglãi vay. Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãiđể doanh nghiệp mua hàng giúp người dân cũng như bìnhổn giá cả thị trường, còn vấn đề lương, bảo hiểm hay những việc khác thì các doanh nghiệp phải chia sẻ với Chính phủ” ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, Chính phủ đã đưa ra các Chỉ thị, các gói hỗ trợ, tuy nhiên khâu thực thi của các Bộ, ngành, địa phương còn chậm, chưa quyết liệt so với tình hình thực tế của nền kinh tế. Những con số đưa ra về các gói cứu trợ, gói vay ưu đãi hàng trăm nghìn tỷ đang rất xa vời, doanh nghiệp chưa biết cách nào để tiếp cận.