Doanh nghiệp cần tiếp cận thị trường khôn khéo hơn

Nguyễn Việt 04/11/2018 12:25

Khi Việt Nam tham gia CPTPP thì các doanh nghiệp sẽ không còn đường “rút lui”, muốn tồn tại và phát triển buộc phải cơ cấu lại đội ngũ, công nghệ, quản trị và tiếp cận thị trường.

Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã chia sẻ bên hành lang Quốc hội với DĐDN.

ĐBQH Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Việt

Áp lực là động lực để doanh nghiệp tự đổi mới

Nếu Việt Nam tham gia CPTPP sẽ có những lợi thế như nông sản, giá trị gia tăng sẽ cao hơn, thị trường, thị phần sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh ứng dựng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Bên cạnh đó là khâu chế biến với hạ tầng và trình độ như hiện nay thì cần phải nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp. Với lợi thế nông nghiệp Việt Nam có 7 vùng sinh thái, nhiều sản phẩm đặc hữu của chúng ta sẽ được phát huy, trong đó có trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Nhìn nhận về khó khăn, thách thức, theo ông Tiến, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ mà lại phải tổ chức theo chuỗi, trong khi trình độ và công nghệ lại thấp là thách thức lớn nhất. Thứ hai, một số đối tượng lao động sẽ bị giảm. Thứ ba, tổ chức công đoàn sẽ gặp khó khăn mà Việt Nam phải đối đầu.

“Tóm lại, để thích nghi với CPTPP thì Việt Nam phải nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, đổi mới căn bản và toàn diện trong các ngành sản xuất”, ông Tiến bày tỏ.

Ngoài vấn đề nông nghiệp, Việt Nam còn nhiều mặt hàng khác cũng gặp khó khăn như thép, nhôm. Đặc biệt, với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì 2 mặt hàng này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đánh giá về vấn đề này, ông Tiến ví von “khi ra biển doanh nghiệp sẽ tự khắc biết bơi”, trước những áp lực như vậy thì buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, thay đổi cách quản trị doanh nghiệp để có đủ sức cạnh tranh.

“Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển phải cơ cấu lại đội ngũ, cơ cấu lại công nghệ, cơ cấu lại quản trị và tiếp cận thị trường một cách khôn khéo hơn. Không thể rút lui được nữa khi Việt Nam chính thức tham gia CPTPP”, ông Tiến khẳng định.

Trả lời câu hỏi vai trò nhà nước là “bà đỡ” cho doanh nghiệp, ông Tiến cho biết, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Đồng thời với nội lực của doanh nghiệp, thì nhà nước sẽ có cơ chế chính sách, thậm chí có những hàng rào kỹ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là bảo hộ toàn bộ nhưng để có một lộ trình để doanh nghiệp Việt Nam có thể cập nhật và hội nhập được.

DNNVV phải cùng nhau liên kết lại

Nhìn nhận về cơ hội và thách thức với các DNNVV, ông Tiến cho rằng, trước đây liên kết doanh nghiệp thường theo hàng dọc. Ví dụ, một doanh nghiệp phải mất đến 40 năm mới có được thương hiệu. Nhưng bây giờ một doanh nghiệp chính chỉ làm nhiệm vụ thiết kế và lắp ráp, còn các doanh nghiệp phụ trợ lại được đặt ở nhiều nước khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngay bây giờ phải biết cùng nhau liên kết lại. Các doanh nghiệp đứng đầu liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau. Sau đó là HTX, dưới đó là các hộ nông dân và các hộ sản xuất.

Ông Tiến chia sẻ, ông đã từng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 30 năm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh FDI có vai trò rất lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam thì còn rất hạn chế.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam tham gia CPTPP và những tác động tới vấn đề việc làm

    Việt Nam tham gia CPTPP và những tác động tới vấn đề việc làm

    11:00, 03/11/2018

  • CPTPP và cơ hội cho dòng vốn FDI

    CPTPP và cơ hội cho dòng vốn FDI

    05:33, 03/11/2018

  • Hóa giải thách thức từ CPTPP

    Hóa giải thách thức từ CPTPP

    21:37, 02/11/2018

  • Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trước thềm CPTPP

    Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trước thềm CPTPP

    16:01, 02/11/2018

Nhưng nhìn vào nguyên nhân, ông Tiến đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ tầm, kinh nghiệm, năng lực, nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận. Vì vậy, ông Tiến đề nghị thời gian tới cần có một bước chuyển mạnh là liên kết lại theo nhóm, để doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực tiếp cận và tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Còn nếu manh mún như hiện nay thì rất khó chen chân vào bất kỳ chuỗi nào của các doanh nghiệp FDI.

ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Việt

ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Việt

Đưa ra ý kiến giúp DNNVV vượt khó khi Việt Nam ra nhập CPTPP, ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho biết, các DNNVV phải hiểu rõ lợi thế cũng như thách thức trong hiệp định mới này để có lộ trình thay đổi cho phù hợp để có thể tận dụng được tất cả các lợi thế cạnh tranh khi Việt Nam tham gia vào khối, đồng thời giảm thiểu những bất lợi cho các doanh nghiệp. Đơn cử, vấn đề liên quan đến chuỗi sản phẩm, trình độ, công nghệ…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp cần tiếp cận thị trường khôn khéo hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO