Hơn 60% doanh nghiệp đánh giá tích cực và cho rằng Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến đầu tư trên toàn cầu của các doanh nghiệp châu Âu.
>>>Doanh nghiệp Châu Âu coi Việt Nam là địa điểm đầu tư hàng đầu
Trong khảo sát hàng quý do EuroCham thực hiện cho thấy chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tuy vẫn nằm ở ngưỡng dưới trung bình nhưng đã có sự ổn định trở lại. Đây là điểm tích cực, phản ánh đúng thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp, chưa thể có sự bứt phá mạnh mẽ nhưng đã ổn định trở lại.
Về đầu tư, trong khảo sát của chúng tôi, hơn 60% doanh nghiệp đánh giá tích cực và cho rằng Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến về đầu tư trên toàn cầu của các doanh nghiệp châu Âu. 17% trong số đó đánh giá Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu. Không chỉ các doanh nghiệp, Liên minh châu Âu cũng đánh giá tích cực và quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Về các tiêu chí và ưu tiên của doanh nghiệp châu Âu khi quyết định đầu tư, quan tâm hàng đầu là thể chế và thủ tục hành chính, tiếp đến là các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… Các ưu đãi thuế gần như là quan tâm cuối cùng.
Trong những năm qua, đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu sang Việt Nam khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực ở các ngành nghề khác nhau. Chúng tôi đánh giá xu hướng đầu tư sẽ duy trì tích cực trong tương lai gần là sản xuất và xuất khẩu để tận dụng Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các thị trường lớn, trong đó có EU và đa dạng hoá chuỗi cung ứng.
Các nhà đầu tư châu Âu có nhiều thế mạnh trong một số lĩnh vực mà Việt Nam đang quan tâm thu hút đầu tư. Chẳng hạn như một lĩnh vực được đề cập nhiều là năng lượng. Cần nhìn nhận việc đầu tư vào năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo không phải là đầu tư đơn thuần mà chính là lời giải cho bài toán thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác và đáp ứng yêu cầu tuân thủ tiêu chí mới phục vụ cho xuất khẩu ra thị trường lớn.
Trong năng lượng, doanh nghiệp châu Âu có thế mạnh như điện gió ngoài khơi. Lĩnh vực này tuy đã được đề cập nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ được ghi nhận. Thời điểm hiện nay, chúng ta chưa bắt đầu triển khai lĩnh vực này thì mục tiêu đặt ra trong quy hoạch điện VIII đưa ra đến năm 2030 khó có thể thực hiện được.
Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, sân bay, cảng biển, logistic cũng là lợi thế của doanh nghiệp châu Âu. Đây cũng là lĩnh vực các nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nữa nhưng hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đến nay vẫn còn những rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng bối cảnh kinh doanh đang tươi sáng
13:38, 09/10/2023
Niềm tin của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam
04:20, 24/10/2022
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu lạc quan về tương lai của Việt Nam
11:00, 17/09/2022
Doanh nghiệp Châu Âu ghi nhận sự "đột phá" cải cách của ngành hải quan
00:32, 13/09/2022
Doanh nghiệp Châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam
10:24, 19/04/2022
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam
16:32, 09/11/2021
Bức tranh môi trường kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp châu Âu
14:00, 04/02/2021
Doanh nghiệp Châu Âu gia tăng niềm tin môi trường kinh doanh Việt Nam
11:30, 01/09/2020
EVFTA sẽ là "cánh cửa" rộng lớn để doanh nghiệp châu Âu đầu tư tại Việt Nam
23:04, 15/03/2019
Doanh nghiệp châu Âu có xu hướng tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
05:47, 30/05/2018