Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Hải Dương lao đao

TRUNG THÀNH 23/09/2023 02:35

Đơn hàng giảm mạnh, cùng nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Hải Dương đang chờ mong các chính sách, hỗ trợ thiết thực đi vào thực tiễn, để vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.

>>>Hải Dương: Hội Doanh nghiệp trẻ kết nối Doanh nhân đồng hành phát triển

Đơn hàng sụt giảm

Theo lãnh đạo Sở Công Thương: Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, doanh nghiệp chế biến gỗ của Hải Dương phải đối mặt nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Đặc biệt, từ quý II/2023, lạm phát ở các nước EU, Mỹ tăng cao, sức mua tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam cũng theo đó giảm mạnh. Người tiêu dùng nói chung và tại các thị trường xuất khẩu nói riêng có xu hướng giảm mua sắm các mặt hàng không thiết yếu. Trong đó, có mặt hàng gỗ, thủ công mỹ nghệ. Kéo theo đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn khi đơn hàng tụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, hậu COVID – 19, sức mua trong nước cũng giảm; áp lực lãi suất vay khiến nhiều doanh nghiệp gỗ lao đao.

Theo Ông Phạm Văn Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Đức Minh Toàn (Gia Lộc): Doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ gia dụng, xuất khẩu 100% sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… Thời gian trước, trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu hơn 200.000 sản phẩm nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, lượng hàng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường thu hẹp, đơn hàng giảm sút kéo theo nhiều vấn đề trong tổ chức sản xuất, bố trí lao động và thu nhập của công nhân.

Đơn hàng giảm mạnh, cùng nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ tại Hải Dương đang chờ mong các chính sách, hỗ trợ thiết thực đi vào thực tiễn, để vượt qua khó khăn phát triển kinh tế.

Đơn hàng giảm mạnh, cùng nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ tại Hải Dương đang nố lực để vượt qua khó khăn phát triển kinh tế (Ảnh: Báo Hải Dương)

Ông Toàn cho biết thêm: Việc tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu cho sản phẩm gỗ hiện rất áp lực, bế tắc. Tình hình chính trị thế giới căng thẳng kéo theo kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu tác động đến hoạt động của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Song với ngành chế biến gỗ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đây là mặt hàng không thiết yếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thay thế giá rẻ khác.

Công ty TNHH Mộc An Hải (Cẩm Giàng) chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gỗ mỹ nghệ hướng tới thị trường trong nước và xuất khẩu. Để bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho khách hàng, công ty còn liên kết với 50 hộ kinh doanh ở làng nghề mộc Đông Giao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên lượng hàng tiêu thụ trong nước giảm 30%, còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc… giảm 50% so với trước. Đại diện doanh nghiệp cho hay chi phí về sản xuất, quảng cáo, vận chuyển… tăng cao trong khi giá thành và sức mua giảm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh. Đơn hàng giảm, doanh thu cũng sụt giảm theo, thậm chí có thời điểm công ty phải co kéo, cầm cự để duy trì sản xuất.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, lạm phát tại nhiều quốc gia xuất khẩu, thị trường giảm sút rõ rệt, các công ty chế biến, xuất khẩu gỗ cũng chật vật để duy trì hoạt động, đã có rất nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất. Theo đánh giá, tình hình khó khăn này còn kéo dài đến hết năm 2023 và sang năm 2024.

Tìm cách vượt khó

Theo Công ty TNHH Mộc An Hải:  Trong bối cảnh doanh nghiệp phải đối mặt nhiều khó khăn, doanh nghiệp đã phải tự mình tìm cách vượt khó như: phát triển kênh bán hàng mới trên các nền tảng mạng xã hội là Zalo, Facebook, TikTok, YouTube. Bằng cách làm này, việc tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Nhờ khai thác các kênh bán hàng trực tuyến mà doanh nghiệp có thêm khách hàng mới, gia tăng cơ hội kinh doanh, tạo cơ sở cho việc tính toán mở rộng quy mô sản xuất.

Ông Lê Quang Khỏe, Giám đốc Hợp tác xã Chế biến gỗ Quang Khỏe (TP Hải Dương) cho biết: Ngoài nỗ lực thay đổi cho phù hợp xu hướng tiêu dùng mới, doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hướng tới phân khúc thị trường cao cấp.

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn khi đơn hàng tụt giảm mạnh (Ảnh minh họa)

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn khi đơn hàng tụt giảm mạnh (Ảnh minh họa)

Hiện, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại dùng nguyên liệu thay thế giá rẻ với hình thức bắt mắt. Do đó, bên cạnh việc thay đổi để cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng có thể phát triển theo hướng tạo dựng thương hiệu từ những sản phẩm gỗ uy tín, chất lượng mang bản sắc riêng nhằm thu hút khách hàng, người tiêu dùng.

Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh phát triển từ làng nghề mộc truyền thống nên quy mô nhỏ, việc quản trị, điều hành cũng hạn chế. Vì thế, khi gặp những khó khăn, bất lợi từ bên ngoài, “sức đề kháng” của các doanh nghiệp này còn yếu. Trước khó khăn chung, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp chế biến gỗ phải linh hoạt, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để vượt qua.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đề xuất tỉnh có cơ chế ưu đãi về vốn, đất đai, xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ nâng cao năng lực và khả năng cạnh trạnh.

Theo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản, đây là các chủ trương rất kịp thời trong bối cảnh doanh nghiệp “khó chồng khó”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn, chờ đợi và rất cần các chính sách này cụ thể, đi vào thực tiễn.

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho biết, hiện nay doanh nghiệp đã cần hỗ trợ nhất là tiếp cận vốn vay lãi suất ưu đãi. Chúng tôi mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng mang tính thực chất, bên cạnh đó là các chính sách thuế. Ngoài ra, theo đại diện nhiều doanh nghiệp khó khăn lớn của doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay đó là các quy định về phòng cháy chữa cháy.

“Chúng tôi mới bị phạt vì không đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hiện hành”, đại diện một đơn vị chế biến, xuất khẩu gỗ nói và giải thích thêm: “Khi chúng tôi xây dựng nhà xưởng đã đáp ứng các quy định theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy hiện hành khi đó. Nhưng hiện tại khi có quy định phòng cháy chữa cháy mới, hầu như không đơn vị nào đáp ứng được nên bị phạt”. Theo đại diện doanh nghiệp này, quy định phòng cháy chữa cháy mới rất ngặt nghèo, chi phí đầu tư lớn là một khó khăn nhưng khó khăn lớn hơn đó là phải thay đổi kết cấu nhà xưởng và nhiều yếu tố khác.

các thị trường xuất khẩu nói riêng có xu hướng giảm mua sắm các mặt hàng không thiết yếu. Trong đó, có mặt hàng gỗ, thủ công mỹ nghệ

Hiện nay các mặt hàng gỗ, thủ công mỹ nghệ có xu hướng giảm (Ảnh: minh họa)

Một doanh nghiệp khác cho biết, doanh nghiệp đã chồng chất khó khăn, đơn hàng giảm, phải nhìn người lao động nghỉ việc không lương, bây giờ lại thêm các quy định mới phòng cháy, chữa cháy. Biết là quy định mới cũng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, nhưng trong giai đoạn này thực sự là thêm khó cho đơn vị.

Theo bà Lương Thu Hương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, trước tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất gần như đóng băng, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Doanh nghiệp nghiên cứu để đa dạng mẫu mã sản phẩm, sử dụng đa dạng nguyên liệu sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu từng nhóm khách hàng. Cộng thêm các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm đối tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tăng cường kết nối, tìm cơ hội từ những thị trường mới ở nước ngoài

Bà Hương chia sẻ thêm: Thời gian qua, không chỉ riêng các doanh nghiệp chế biến gỗ mà các doanh nghiệp lĩnh vực khác cũng đứng trước nhiều khó khăn do bối cảnh chung. Tuy nhiên, doanh nghiệp chế biến gỗ có những đặc thù riêng như cần mặt bằng rộng, vốn đầu tư lớn, nguyên liệu không sẵn có phải vận chuyển ở xa về... nên áp lực càng lớn hơn. Hiệp hội đã kiến nghị các cấp, ngành quan tâm, có giải pháp để tiếp sức, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng và cộng động doanh nghiệp nói chung.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Hội Doanh nghiệp trẻ kết nối Doanh nhân đồng hành phát triển

    Hải Dương: Hội Doanh nghiệp trẻ kết nối Doanh nhân đồng hành phát triển

    22:56, 16/09/2023

  • Hải Dương “loay hoay” với OCOP

    Hải Dương “loay hoay” với OCOP

    02:30, 16/09/2023

  • Hải Dương: Xúc tiến đầu tư tại Houston, Hoa Kỳ

    Hải Dương: Xúc tiến đầu tư tại Houston, Hoa Kỳ

    01:46, 16/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Hải Dương lao đao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO