Doanh nghiệp địa ốc "thắt lưng buộc bụng" để tồn tại

Diendandoanhnghiep.vn Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản tăng gần 40%, nhiều đơn vị đang phải "thắt lưng buộc bụng", thời gian khó khăn của thị trường địa ốc có thể vẫn kéo dài.

>> Phục hồi và phát triển thị trường bất động sản

Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2022. Theo đó, dẫn số liệu thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng

Đánh giá chung, Bộ Xây dựng cho biết năm 2022 vẫn là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý, để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.

Cụ thể như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động.

Nguyên nhân được Bộ Xây dựng nêu ra do khó huy động dòng vốn từ tín dụng, trái phiếu, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khách hàng mua bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án bất động sản dẫn đến các doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư.

Và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn.

Trong khi đó, riêng với doanh nghiệp môi giới bất động sản, trước các diễn biến phức tạp của nền kinh tế, từ giữa quý III đến cuối năm 2022, hoạt động của các sàn giao dịch có dấu hiệu khó khăn hơn, lượng giao dịch bất động sản đã giảm so với thời gian đầu năm dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch bất động sản giảm, số lượng môi giới bất động sản cũng giảm theo.

>> "Nóng" nhà ở xã hội

"Co cụm" để tồn tại

Trong khi đó, theo ghi nhận của DĐDN, nhiều chủ đầu tư bất động sản cũng đang phải thực hiện chế độ "thắt lưng buộc bụng", co cụm danh mục đầu tư, chủ động giảm tốc độ thi công dự án để chậm lại vài nhịp mọi hoạt động liên quan đến chi tiêu dòng vốn lớn, nhằm ưu tiên dự trữ nguồn lực để phòng thủ trong 11 tháng tới.

Doanh nghiệp bất động sản tái cấu trúc, chủ động chậm nhịp thi công để có thế ưu tiên nguồn lực dự phòng trong 11 tháng tới.

Theo đó, một số đơn vị như Tập đoàn Nam Long đã lùi kế hoạch bán sản phẩm tại dự án ở Đồng Nai, giai đoạn 2 của Khu đô thị Izumi City và Paragon Đại Phước dự kiến sẽ mở bán vào quý I/2023 thay vì dịp cuối năm 2022. Hay Tập đoàn An Gia, trong quý 2 và đầu quý 3/2022, hàng loạt các sàn đã chạy giới thiệu dự án The Gio Riverside của tập đoàn này tại khu vực phường Bình An, TP.Dĩ An Bình Dương. Nhưng chỉ ít thời gian, các đơn vị và sale đã liên hệ với khách hàng về việc chủ đầu tư quyết định dời mở bán dự án qua năm 2023. Tập đoàn Đất Xanh vừa qua cũng đã dời kế hoạch triển khai một số dự án sang năm 2023 như dự án căn hộ Lux Star (TP.HCM), Opal Cityview, DXH Parkview (Bình Dương).

Trên cương vị của một chủ đầu tư, ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group cũng chia sẻ, trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp phải ưu tiên tái cấu trúc sản phẩm song song với tái cấu trúc bộ máy và chủ yếu vận hành bằng dòng tiền tích lũy.

Riêng với doanh nghiệp này đã định hướng đến phân khúc nhà ở thuộc phân khúc vừa túi tiền, có giá trên dưới một tỷ đồng một căn ở tỉnh giáp ranh phía Tây Nam TP HCM. Để giải quyết bài toán thanh khoản, các sản phẩm tung ra thị trường năm 2023 phải nhắm đến các tiêu chuẩn bền vững như: giá bán hợp lý, đáp ứng được nhu cầu ở thật và nằm trong khả năng chi trả của số đông.

Theo các chuyên gia, động thái này của các chủ đầu tư là hoàn toàn phù hợp. Việc doanh nghiệp co cụm đầu tư, dời kế hoạch sang năm 2023 cũng là một bước đi đúng đắn, chờ nội lực thị trường để tạo đà phát triển. Bên cạnh đó, việc dời kế hoạch bán hàng cũng tăng thêm thời gian để doanh nghiệp củng cố, hoàn thiện pháp lý dự án, tránh gia tăng nguy cơ rủi ro cho người bán và khách hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp địa ốc "thắt lưng buộc bụng" để tồn tại tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714010767 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714010767 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10