Doanh nghiệp khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần phát triển trong một môi trường kinh doanh ổn định và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
>>>Kiến nghị "bù đắp" ưu đãi cho nhà đầu tư chịu tác động từ Thuế tối thiểu toàn cầu
Ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Công ty Amkor Technology Việt Nam chia sẻ, Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế cạnh tranh và bảo đảm ổn định xã hội đồng thời cũng là đối tác linh hoạt và đáng tin cậy, có nền tảng vững chắc để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh toàn cầu. Để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp đề xuất.
Thứ nhất, cần đưa ra các quy chuẩn rõ ràng, chi tiết hơn về các văn bản dưới luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và nới lỏng các quy định khi kiểm duyệt, thẩm định các mô hình đặc thù kinh doanh của những ngành nghề sử dụng công nghệ cao.
Thứ hai, cần tăng cường hỗ trợ hành chính về xây dựng và phòng cháy chữa cháy thông qua việc mở rộng, bổ sung tăng thêm các cơ quan có quyền thẩm duyệt, thực thi thẩm định và thiết lập hệ thống hỏi đáp trực tuyến.
Thứ ba là hỗ trợ, kết nối để có thể tiếp cận cũng như làm việc với các trường đại học cũng như các tổ chức liên quan để có thể tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao cũng như công nghệ bán dẫn.
“Chính phủ cũng cần sớm đưa ra quyết định cũng như các biện pháp để đối phó với tịnh trạng xấu đi của môi trường đầu tư trong khi áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu”, Ông Kim Sung Hun nhấn mạnh.
Đồng thời cho biết hy vọng những ý kiến về cải tiến nêu trên sẽ giúp các công ty đầu tư vào Việt Nam có thể hiểu rõ hơn cũng như là phát triển trong một môi trường kinh doanh ổn định và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
>>>Đề xuất nhà máy trong KCN được phép tham gia hợp đồng mua bán điện trực tiếp
>>>Nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tăng đầu tư vào công nghệ cao
Trong khi đó, ông Kim Huat Ooi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam hi vọng cơ chế một cửa có thể sớm được khôi phục để cải thiện sự dễ dàng trong kinh doanh, giảm thời gian thực hiện cho tất cả các loại giấy phép như phòng cháy, chữa cháy, xây dựng, môi trường,...
Đồng thời tin rằng cơ chế một cửa là một ví dụ tuyệt vời về quan hệ đối tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp để cho phép tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
Ông Kim Yong Seup, Tổng Giám đốc Công ty Hyosung Đồng Nai thì mong sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để giúp các nhà đầu tư có thể hoàn thành việc đầu tư theo đúng thời hạn dự kiến. Các Doanh nghiệp đều quyết định mở rộng đầu tư dựa trên cam kết với khách hàng, và chúng tôi phải tiến hành đầu tư theo đúng với lịch trình dự kiến để có thể cung cấp các sản phẩm cho khách hàng theo đúng thời hạn đã hứa.
“Nếu nhận được sự phê duyệt, cấp phép kịp thời và chúng tôi giữ đúng lời hứa với khách hàng thì điều này không chỉ giúp cải thiện uy tín của mỗi doanh nghiệp mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam”, Tổng Giám đốc Công ty Hyosung Đồng Nai chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Masayoshi Fujimoto, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Sojitz, Chủ tịch Ủy ban Kinh doanh Nhật Bản-Việt Nam tại Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) cũng mong muốn Thủ tướng Chính phủ quan tâm hơn đến môi trường đầu tư ở Việt Nam như sự chậm trễ trong việc phê duyệt cho các dự án đang diễn ra. Nếu vấn đề này được giải quyết trong thời gian tới sẽ rất hữu ích và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 24/04/2023
04:10, 23/04/2023
03:50, 23/04/2023
12:45, 22/04/2023